CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chi tiêu công
1 Hiệu quả sử dụng chi tiêu công cho hệ thống y tế giai đoạn 2011-2018 : Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á / Hoàng Long, Mai Lê Thúy Vân // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 296 .- Tr. 23-31 .- 332.1
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi tiêu công của lĩnh vực y tế Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2011-2018. Từ đó, nhóm tác giả xác định vị trí của Việt Nam trong khu vực và tìm ra các nước chi tiêu hiệu quả hơn để học tập phát triển. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng chỉ số Malmquist và phân tích màng bao dữ liệu (DEA) với bộ dữ liệu gồm 2 yếu tố đầu vào và 4 yếu tố đầu ra. Kết quả thu được dựa trên hiệu quả kỹ thuật cho thấy hầu hết các nước sử dụng nguồn chi tiêu từ Chính phủ là chưa hiệu quả. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất vào năng suất tổng hợp gia tăng lại đến từ hiệu quả công nghệ. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng hơn vào phát triển các yếu tố ngoài chi tiêu công ( như đổi mới công nghệ, chất lương lao động,…) để gia tăng hiệu quả y tế, bên cạnh giữ vững hiệu quả từ quản lý và phân bổ chi tiêu công.
2 Nhân tố tác động đến tăng trưởng ngành Nông nghiệp Việt Nam / Nguyễn Trọng Khánh // .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 70– 72 .- 330
Chỉ tiêu của Chính phủ cho nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tính hiệu quả của các chương trình chi tiêu Chính phủ nói chung hay là thành phần nào của chi tiêu đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng nông nghiệp nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bài viết đánh giá tác động của các nhân tố đến tăng trưởng ngành nông của Việt Nam giai đoạn từ 2005 đến nay và thảo luận kết quả thực nghiệp tìm được.
3 Phân nhóm quốc gia theo tiềm năng và thực tế chi tiêu công / Hoàng Khắc Lịch // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 137+138 .- Tr. 40-49 .- 658
Phân loại là một công việc có ý nghĩa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Phân loại giúp các tổ chức và cá nhân có thể xác định được những đối tượng (hoặc sản phẩm, sự việc, vấn đề…) có sự tương đồng về một hoặc nhiều khía cạnh. Từ đó, các giải pháp tương ứng có thể được đề xuất một cách phù hợp nhất với từng nhóm, đảm bảo có tính đặc thù hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tùy theo từng mục đích mà cách phân loại được sử dụng sao cho phù hợp. Ví dụ, nghiên cứu về mức sống của các nước, người ta thường sử dụng cách phân loại của Ngân hàng Thế giới; Nghiên cứu về tài chính quốc tế, người ta thường sử dụng cách phân loại của IMF; Nghiên cứu về phát triển con người, người ta thường sử dụng cách phân loại của UNDP. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một cách phân loại các quốc gia, phù hợp cho các mục đích nghiên cứu về chính sách tài khóa nói chung và chi tiêu công nói riêng. Phương pháp K-means được dùng để phân cụm; Các kỹ thuật phân tích Elbow và chỉ số Silhouette dùng để xác định số nhóm tối ưu; Kỹ thuật kiểm định Kruskal-Wallis H được dùng để xác định biến số có ý nghĩa trong phân loại. Kết quả là tổng cộng 134 quốc gia có số liệu trong giai đoạn từ năm 2008 (dấu mốc khủng khoảng tài chính toàn cầu) tới nay được tách thành 03 nhóm theo GNI bình quân, tính hiệu quả của chính phủ và quy mô chi tiêu công.
4 Ngưỡng chi tiêu công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển / Phan Thị Hằng Nga, Huỳnh Thị thanh Hiền // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 57-63 .- 658
Bài nghiên cứu tập trung xác định ngưỡng chi tiêu công tối ưu cho hai nhóm nước phát triển và đang phát triển với mỗi nhóm gồm 20 quốc gia trong giai đoạn 2008 - 2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng hồi quy với dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu Chính phủ có tác động phi tuyến đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tại cả hai nhóm nước phát triển và đang phát triển trong mẫu nghiên cứu, cụ thể mức chi tiêu công tối ưu cho tăng trưởng kinh, tế được tác giả khuyến nghị cho các nước đang phát triển ở mức 20,75% GDP và đối với trường hợp các nước phát triển là 23,70% GDP. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách cho chính phủ các nước nhằm duy trì mức chi tiêu công phù hợp đối với nền kinh tế các quốc gia phát triển và đang phát triển.
5 Nghiên cứu hiệu quả chi tiêu công của tỉnh Nam Định / // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 267 .- Tr. 50-59 .- 658
Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi tiêu công của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1997-2017. Áp dụng phương pháp chỉ số tổng hợp (PSP), chúng tôi đã chỉ ra rằng chi tiêu công tăng thì phân phối thu nhập chưa đạt hiệu quả. Từ kết quả phân tích PSP, chúng tôi sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA. Kết quả cho thấy, theo mô hình phân tích hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô, thì chi tiêu công chỉ mới đạt được khoảng 1/4 so với kết quả đầu ra hiệu quả. Cuối cùng phương pháp hồi quy Tobit được sử dụng với biến phụ thuộc là kết quả từ phương pháp DEA trên để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi tiêu công của tỉnh Nam Định. Kết quả cho thấy biến trình độ cao của lực lượng lao động có tác động tích cực, còn các biến tỷ giá hối đoái USD, độ mở thương mại và GDP bình quân đầu người lại tác động tiêu cực đến hiệu quả của chi tiêu công với độ tin cậy cao.
6 Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu công: Minh chứng thực nghiệm tại các quốc gia đangphát triển châu Á 1996–2013 / Trần Trung Kiên // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 7 tháng 7 .- Tr. 47-63 .- 658
Nghiên cứu nhằm kiểm định tác động của quy mô chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế và tìm ra ngưỡng chi tiêu công tại các quốc gia đang phát triển châu Á giai đoạn 1996–2013. Tác giả sử dụng mô hình ước lượng ngưỡng và phương pháp Bootstrap (Hansen, 1999), cùng với hồi quy dữ liệu bảng và phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để kiểm định tác động của quy mô chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.
7 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu tư tư nhân trong nước thông qua thành lập doanh nghiệp mới ở đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Thanh Nghĩa // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 218 tháng 8 .- Tr. 65-73 .- 330
Tìm ra tác động của chi tiêu công đến đầu tư (ĐT) tư nhân trong nước thông qua hình thức thành lập doanh nghiệp (DN) mới ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).