Phân tích sự đóng góp của vốn nhân lực đến thu nhập và chênh lệch thu nhập theo yếu tố dân tộc tại đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Phạm Duy Khánh, Huỳnh Trường HuyTóm tắt:
Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết vốn nhân lực của Mincer nhằm phân tích sự đóng góp của học vấn và kinh nghiệm đến thu nhập và chênh lệch thu nhập đối với 7.558 người lao động thuộc dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số tại đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào Dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Phương pháp ước lượng tương quan theo phương trình thu nhập của Mincer và phân tích thành phần Oaxaca và Blinder được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số chiếm gần 8% tổng số lao động toàn vùng và họ đối mặt với hạn chế về học vấn so với lao động dân tộc Kinh. Liên quan đến thu nhập, lao động dân tộc thiểu số chỉ nhận khoảng 80% (hoặc thấp hơn xấp xỉ 1 triệu đồng/tháng) so với mức thu nhập của lao động dân tộc Kinh trên thị trường lao động. Sự chênh lệch này một phần do ảnh hưởng của hạn chế về vốn nhân lực (chiếm 57%); trong khi đó, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đến chênh lệch thu nhập giữa lao động thành thị và nông thôn chỉ ở mức 22%. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách liên quan đến đầu tư về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số cần được quan tâm nhằm cải thiện thu nhập và thu hẹp chênh lệch thu nhập trên thị trường lao động.
- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp Viettel
- Hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1992 đến nay
- Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
- Vai trò của nguồn lực và năng lực đối với lợi thế cạnh tranh của trường đại học tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh