Một số khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực luật tư khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Tác giả: Nguyễn Thị Quế AnhTóm tắt:
Trí tuệ nhân tạo là bước tiến mới của công nghệ kỹ thuật số và sẽ có tác động sâu sắc đến thế giới của chúng ta. Trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại những tác động to lớn về công nghệ, kinh tế và xã hội, đồng thời sẽ thay đổi cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và thực sự nó sẽ thay đổi cả cách sống của thế giới loài người. Nói cách khác, việc xem xét ứng dụng trí tuệ nhân tạo không đơn thuần chỉ trong khuôn khổ của một lĩnh vực mà cần phải được nhìn nhận trên phạm vi tương đối bao quát, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ ra một số khoảng trống còn tồn tại trong điều chỉnh pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực luật tư, đối với hiện tượng mới này, như sự tụt hậu của các lý thuyết pháp lý truyền thống so với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thiếu các quy định của pháp luật trong tương tác giữa con người với trí tuệ nhân tạo, các vấn đề về tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tạo, đạo đức và an ninh, dữ liệu cá nhân, các quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm pháp lý và vấn đề bất khả xâm phạm đối với đời sống cá nhân.
- Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế kiểm soát các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Bất cập về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai: Một số kiến nghị hoàn thiện
- Thực trạng pháp luật và tính pháp lý của tiền ảo ở Việt Nam hiện nay
- Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình
- Bảo đảm an ninh trật tự đô thị thời trung đại và một số giá trị