CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dữ liệu cá nhân
1 Ứng dụng cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động quản lí khách hàng vay của các Ngân hàng thương mại hiện nay / Đỗ Thị Minh Phượng, Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 17 – 23 .- 332
Sự quan tâm và nghiên cứu về quản trị, bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng tăng trên toàn cầu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này xuất phát từ hoạt động chuyển đổi số được áp dụng trên mọi lĩnh vực, dẫn đến sự gia tăng và đa dạng hóa các hành vi vi phạm quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân, khiến chúng trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn. Riêng với các ngân hàng thương mại (NHTM), việc quản lí dữ liệu cá nhân của khách hàng vay vốn là một trong những nghiệp vụ được quan tâm chú trọng hàng đầu. Nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung tìm hiểu về các ứng dụng của cơ sở dữ liệu cá nhân trong hoạt động theo dõi và quản lí khách hàng vay vốn tại NHTM, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho quá trình quản lí của ngân hàng.
2 Công nghệ nhận diện khuôn mặt - những vấn đề đặt ra đối với quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân / Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 09 (169) - Tháng 9 .- Tr. 11- 22 .- 340
Nhờ vào tính đặc thù, khuôn mặt trở thành phương tiện sinh trắc học được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Bên cạnh những lợi ích mà công nghệ nhận diện khuôn mặt mang lại, việc sử dụng công nghệ này ngày càng cho thấy nhiều tác động ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân. Bài viết phân tích một số vấn đề mà quá trình sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt đặt ra đối với quyền con người, tập trung vào quyền riêng tư về dữ liệu cá nhân, tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia và đề xuất kiến nghị cho pháp luật Việt Nam.
3 Khai thác dữ liệu cá nhân trong hoạt động công chứng tại Việt Nam / Nguyễn Thị Long // Luật học .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 46-61 .- 340
Khai thác dữ liệu cá nhân là nhu cầu thiết yếu của nhiều chủ thể nhiều trong nghệ, trong đó có lĩnh vực công chứng. Việc khai thác dữ liệu cá nhân được nghiên cứu, quy định hợp lí sẽ đảm bảo an toàn giao dịch, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của công chứng viên đồng thời đảm bảo sự an toàn dữ liệu của chủ thể dữ liệu. Bài viết phân tích khái quát về khai thác dữ liệu cá nhân và làm rõ nhu cầu, thực tiên quy định pháp luật về khai thác dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực công chứng, qua đó xác định một số nguyên nhân, hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về khai thác dữ liệu cá nhân.
4 Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các giao diện tương tác với người dân của chính quyền địa phương : thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Quang Đồng, Tống Khánh Linh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 21-23 .- 004
Bài viết đánh giá thực trạng và đưa ra khuyến nghị từ kết quả cuộc khảo sát: Đánh giá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các giao diện tương tác với người dân của chính quyền địa phương do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện và chia sẻ mới đây.
5 Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm của châu Âu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2022 .- Số 10 .- Tr 63 – 76 .- 340
Bài viết đề cập Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của châu Âu để thấy được những ưu điểm và bất cập trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, tác động của GDPR tới trí tuệ nhân tạo, nền tảng công nghệ, an ninh mạng và pháp luật trên toàn cầu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả dữ liệu cá nhân trong kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo.
6 Hướng tiếp cận và hoàn thiện pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam trước tác động lập pháp của thế giới và khu vực / Bạch Thị Nhã Nam // Luật học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 67 - 81 .- 340
Trong thời đại kinh tế số, dữ liệu cá nhân ngày càng trở nên quý giá và nhu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân trở nên cấp thiết đối với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia đã và đang trong quá trình xây dựng luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bài viết khái quát các mô hình tiếp cận và xây dựng pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân của các khu vực pháp lí tiêu biểu trên thế giới và trong khu vực, từ đó chỉ ra các quan điểm tiếp cận điển hình, các giá trị công nhận cũng như chỉ ra các giá trị chung, cốt lõi về dữ liệu cá nhân,cơ chế pháp lí bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được công nhận cũng như chỉ ra các giá trị khác biệt tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi nền tài phán.
7 Cách mạng công nghiệp 4.0 với vấn đề đạo đức liên quan đến dữ liệu cá nhân / Vũ Thị Thùy, Nguyễn Thị Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 616 .- Tr. 114 - 116 .- 658
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cuộc cách mạng đã tạo cơ hội rất lớn cho con người được tiếp cận đa dạng thông tin, gia tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống. Tuy nhiên, nó cũng đem đến không ít thách thức, đặc biệt là vấn đề đạo đức liên quan đến dữ liệu cá nhân khi trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật đang ngày càng phát triển và dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống cá nhân.
8 Quản lý dữ liệu khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh và đạo đức kinh doanh/ Nhóm tác giả / Nhóm tác giả // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 60 .- 910
Việc sử dụng dữ liệu giúp các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, tiết kiệm chi phí và đạt được lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ này có những tác động đối với quyền riêng tư cá nhân và đối với quản trị dữ liệu mà các doanh nghiệp du lịch cần lưu ý nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và đạo đức kinh doanh.
9 Qui định về tự do dữ liệu trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - tác động đối với pháp luật Việt Nam / Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.94-103 .- 346.5970702632
Dữ liệu được xem là yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Vì thế, để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, dữ liệu cần phải được tự do truyền tải giữa các quốc và vùng lãnh thổ với nhau. Tuy nhiên đi ngược lại với xu thế này, vì quyền riêng tư và an ninh mạng, bằng cách này hay cách khác, một số quốc gia lại lựa chọn cách tiếp cận và cản trở sự tự do dữ liệu. Đối mặt với nghịch lý này, Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là với các cam kết trong những hiệp định thương mại thế hệ với như CPTPP và EVFTA. Vấn đề đặt ra là, Việt Nam phải mở cửa tự do dịch chuyển dữ liệu như tế nào và tác động của nó đối với hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam ra sao? Các vấn đề đó sẽ được phân tích trong bài viết này.
10 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân / Bạch Thị Nhã Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 5 (453) .- Tr.50 - 57 .- 346
Các qui định pháp luật về dữ liệu cá nhân ở Việt Nam còn nhiều bất cập không thống nhất, thậm chí còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Trên cơ sở tham khảo các qui định của pháp luật Liên minh Châu Âu về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Việt nam cần hoàn thiện các qui định về dữ liệu cá nhân trong các văn bản pháp luật, từ đó xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp để thiết lập quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu cá nhân, quyền và nghĩa vụ của bên xử lý dữ liệu, và các cơ chế đảm bảo thực thi các quyền này.