CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Trí tuệ nhân tạo

  • Duyệt theo:
1 Bàn về vấn đề đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán / Trần Nguyễn Bích Hiền, Vũ Thị Thu Huyền, Lương Thị Hồng Ngân // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 36-39 .- 657

Nghiên cứu nhằm mục đích dự đoán các khía cạnh đạo đức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục, phương pháp suy luận diễn dịch, kết hợp hai khuôn khổ đạo đức tương lai là ETICA và ATE để làm rõ khái niệm AI, dự đoán ý nghĩa đạo đức của việc sử dụng AI trong kiểm toán dựa trên các đặc điểm, bản chất và chức năng dự định vốn có của AI, đồng thời đưa ra khuyến nghị về trách nhiệm, chính sách và quản lý AI trong kiểm toán.

2 Sự sáng tạo của trí tuệ nhân tạo trong nối liên hệ với pháp luật về quyền tác giả / Lê Thị Minh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 63 – 79 .- 340

Cho đến nay, người ta vẫn nhận thức rộng rãi rằng chỉ có con người mới có thể sáng tạo. Nhận thức hiển nhiên này đang bị thách thức bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Bài viết trình bày quan điểm của pháp luật sở hữu trí tuệ truyền thống cho rằng sáng tạo là hoạt động của con người tự nhiên và do đó chỉ tác phẩm được tạo ra bởi con người mới xứng đảng được bảo hộ. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày các quan điểm khác nhau trong việc việc xem xét AI có thể tham gia vào quá trình sáng tạo ở một mức độ nhất định. Qua đó bài viết xác định rằng để giải quyết vấn đề bảo hộ đối với tác phẩm do AI tạo ra, phải làm rõ mối liên hệ giữa quá trình tạo ra tác phẩm của AI với nhận thức lấy con người làm trung tâm của pháp luật quyền tác giả truyền thống.

3 Pháp luật sáng chế của Hoa Kỳ trước tác động của trí tuệ nhân tạo và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Như Hà, Đặng Minh Phương // .- 2024 .- Tháng 6 .- Tr. 69 – 84 .- 340

Trí tuệ nhân tạo với tư cách là một công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư mà còn là nhân tố tác động đến các quan hệ pháp luật truyền thống, trong đó có pháp luật sáng chế. Bài viết nghiên cứu, đánh giá một số ) yếu tố quan trọng trong pháp luật bảo hộ sáng chế trước tác động của trí tuệ nhân tạo, xem xét kinh nghiệm điều chỉnh của Hoa Kỳ nhằm đề xuất một số khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam.

4 AI đáng tin cậy và các nguyên tắc thực thi / Chu Thị Thắm, Nguyễn Đức Thủy // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 38-45 .- 621

Đánh giá, thẩm định sự tin cậy của AI, đề xuất các hướng dẫn và chính sách hướng tới mục tiêu đảm bảo rằng các hệ thống, sản phẩm, dịch vụ AI được sử dụng mạng tính tin cậy.

5 Một số đề xuất ban hành bộ quy tắc về sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam / Tô Hồng Nam // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 46-53 .- 621

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của AI ứng dụng trong giáo dục, cũng như phân tích, tham khảo các hướng dẫn, quy định được ban hành của các quốc gia. Từ đó đề xuất xây dựng một số quy tắc, hướng dẫn sử dụng AI cho giáo dục Việt Nam.

6 5 yếu tố tiền đề của tương tác giữa người và máy trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo / Hồ Mạnh Tùng, Nguyễn Tô Hồng Kông // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 84-91 .- 621

Bài viết giới thiệu 5 yếu tố tiền đề với mục đích gia tăng nhận thức về quan hệ giữa người và máy trong bối cảnh công nghệ ngày càng thay đổi cuộc sống thường nhật. Trên cơ sở giải thích rõ về 5 tiền đề, bài viết đã đưa ra ba gợi ý cho Việt Nam về việc phát triển, ứng dụng và quản lý trí tuệ nhân tạo.

7 Những triết lý nhân văn trong tầm nhìn xã hội 5.0 tại Nhật Bản và một vài gợi ý cho Việt Nam / Hồ Mạnh Tùng, Lưu Phương Thảo // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 64-70 .- 621

Bài viết này tóm lược các điểm quan trọng và những triết lý xã hội trong Tầm nhìn Xã hội 5.0 (Society 5.0) của Nhật Bản, đồng thời đưa ra bài học cho Việt Nam trong việc hình thành một xã hội “lấy dân làm gốc”, được hiện thực hoá bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Nhằm tiến tới một xã hội nơi con người được đặt làm trung tâm đồng thời chung sống hài hoà với công nghệ ngày càng thông minh, năm gợi ý cụ thể cho Việt Nam đã được đưa ra: Tầm nhìn lấy con người làm trung tâm; Góc nhìn đa chiều về mối quan hệ giữa người và máy; Lấy AI làm động lực phát triển kinh tế-xã hội; Cách tiếp cận từ dưới lên trên và thúc đẩy tính tham gia trong việc thiết lập tầm nhìn; và Tính bền vững và bao quát trong các ứng dụng của AI.

8 Ảnh hưởng của lo âu trí tuệ nhân tạo đến ý định học tập trí tuệ nhân tạo của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Hà Nội / Nguyễn Hồng Châu Linh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Chu Thị Như Quỳnh // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 17-23 .- 370

Nghiên cứu tập trung khai thác các khía cạnh của trạng thái tâm lý lo âu trí tuệ nhân tạo hay lo âu AI (Arrtificial Intelligence Anxiety - AIA) và xác định mức độ ảnh hưởng của từng khía cạnh đối với ý định học tập AI của sinh viên khối ngành kinh tế tại Hà Nội. Các thành tố để lựa chọn phân tích lo âu AI bao gồm: Lo âu học tập AI; Lo âu cấu hình AI; Lo âu thay thế công việc; Mù kỹ thuật xã hội.

9 Tác động của Deepfake đối với an ninh ngân hàng và tổ chức tài chính / Nguyễn Thanh Nga // .- 2024 .- Sô 05 (632) .- Tr. 75 – 78 .- 332

Trong báo cáo mới về quản lý rủi ro của trí tuệ nhận tạo (AI) trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về an ninh mạng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính khi họ phải đối mặt với với các thách thức mới liên quan đến các gian lận Deepfake. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả đưa ra những góc nhìn mới nhất về ảnh hưởng của công nghệ này đối với lĩnh vực tài chính và ngân hàng, bao gồm các hình thức tấn công/gian lận khác nhau, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro đến từ Deepfake.

10 Giải pháp để mọi người dân Việt Nam đều có thể biết cách sử dụng AI / Huyền Thương // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 24-29 .- 005

Nhờ trí tuệ nhân tạo (AI), các nước đang phát triển có tiềm năng bắt kịp các nước phát triển; Kỹ năng dùng AI hiện đại giống như kỹ năng đọc, viết của thời đại mới; Việt Nam cần bình dân học AI để mọi người đều có thể biết cách sử dụng AI.