Độ vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Tác giả: Lý Đại HùngTóm tắt:
Bài viết này đánh giá sự vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, bằng phương pháp vector tự hồi quy cấu trúc với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR), dựa trên bộ dữ liệu theo quý từ quý I/2007 đến quý IV/2020. Bằng chứng thực nghiệm ghi nhận ba nguyên lý căn bản gồm lạm phát đánh đổi với tăng trưởng, nội tệ mất giá giúp hỗ trợ tăng trưởng, và giảm lạm phát cải thiện tăng trưởng. Cấu trúc này quyết định mức tác động của các cú sốc từ nền kinh tế thế giới đối với nền kinh tế nội địa. Trong đó, lượng giải ngân của vốn FDI có vai trò thay thế tăng trưởng kinh tế thế giới trong đóng góp cho tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát nội địa và củng cố độ mạnh của đồng nội tệ. Từ đó, bài viết này đánh giá rằng nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt nam đang ở mức khá vững mạnh, dựa trên mức độ gắn kết chặt chẽ của các biến số kinh tế vĩ mô với mức tác động đáng kể của các cú sốc từ kinh tế thế giới. Bài viết gợi ý rằng việc cải thiện năng lực hấp thụ vốn FDI cần được ưu tiên để tạo thêm không gian chính sách cho việc trung hòa sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế thế giới và ứng phó với cú sốc tiêu cực của giá dầu thế giới.
- Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán toàn cầu
- Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
- Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- Thị trường bất động sản và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
- ED tăng lãi suất và tác động đến Việt Nam trong bối cảnh hiện nay