CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất khẩu--Cà phê
1 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường liên minh châu Âu / Lê Thị Hải Anh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 94 - 96 .- 332
Bài viết đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tới thị trường này, qua đó xuất một số giải pháp hướng đến nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê trong thời gian tới.
2 Định hướng tiếp cận xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao / Đặng Đức Chiến, Nguyễn Mai Hương // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 21-24 .- 650
Trình bày định hướng tiếp cận xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao. Sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới đang là “làn sóng cà phê thứ ba” – tập trung vào sản phẩm cà phê chất lượng cao (CPCLC). Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tích ấn tượng về sản lượng xuất khẩu cà phê (đứng thứ hai thế giới) về xuất khẩu cà phê nói chung, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta) nhưng giá trị chỉ chiếm 2% và giá cà phê xuất khẩu chỉ đứng thứ 10 thế giới. Để phải nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững ngành nghề cà phê đòi hỏi phải hình thành được các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm chất lượng cao; đồng thời, phải xây dựng và phát triển thương hiệu CPCLC không những ở thị trường trong nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu ngành hàng cà phê trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
3 Biến động của các yếu tố tác động đến xuất khẩu chè Việt Nam: Sử dụng mô hình thị phần không đổi (CMS) / Ngô Thị Mỹ // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 285 .- Tr. 85-92 .- 658
Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu chè với một số sản phẩm chè đã chiếm được vị trí nhất định tại các thị trường truyền thống như Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc,... Bằng phương pháp phân tích thị phần không đổi (CMS), bài viết đã tập trung phân tích tác động của yếu tố cung, yếu tố cấu trúc và yếu tố cạnh tranh đến biến động về kim ngạch xuất khẩu chè tại các thị trường châu Á, châu Âu và Thế giới qua các thời kỳ khác nhau. Từ những thực tế của ngành chè hiện nay như chất lượng thấp, chủng loại chưa phong phú, chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường,… bài viết đã đưa ra 5 giải pháp chính nhằm phát triển ngành chè của Việt Nam trong thời gian tới.
4 Các biện pháp SPS và TBT trong xuất khẩu thanh long và cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 561 .- Tr. 104-107 .- 658
Việt Nam đã có một hệ thống giám sát SPS ở cả cấp quốc gia và địa phương, trong đó Văn phòng SPS có tên chính thức là Cơ quan vệ sinh Việt Nam và Cơ quan thông báo kiểm dịch thực vật và Điểm điều tra thuộc quyền quản lý của Bộ NN&PTNT. Hiện nay, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm bị xâm phạm và môi trường bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm khả năng và giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam ra thế giới.
5 Sự cần thiết đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê ở tỉnh Đắk Lắk / Trương Văn Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 25-27 .- 658
Ngành cà phê Việt Nam với sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Rubusta, đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD mỗi năm đã chứng tỏ vai trò và vị thế là một trong những mặt hàng nông chủ lực của Việt Nam, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành sản xuất cà phê trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lăk nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cà phê ở Đăk Lăk hiện vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế, giá trị mang lại từ ngành cà phê.
6 Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu / Đỗ Thị Hường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 10-12 .- 658
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) Việt Nam nằm trong top 5 nước xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất thế giới bên cạnh Mexico, Colombia, Brazil và Cộng hòa Dominicana. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức do biến động giá cả và cán cân cung - cầu. Hiện giá cà phê giảm sâu tới 40% so với thời điểm năm 2010, khiến nông dân trồng cà phê gặp khó khăn và có xu hướng giảm diện tích trồng, giảm đầu tư cho cây cà phê dẫn đến năng suất, chất lượng cà phê bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất, xuất khẩu cà phê dạng thô của Việt Nam chiếm tới 10% trong tổng sản lượng cà phê nhân, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, chưa tạo ra chuỗi sản xuất sâu.
7 Thách thức trong xuất khẩu cà phê tại Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Lài, Đỗ Thị Mỹ Hiền // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 85-89 .- 658
Xuất khẩu cà phê trong những năm vừa qua vẫn được xem là ngành “xương sống”, đóng góp lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, với việc thiếu thương hiệu lớn, thiếu quy trình sản xuất chế biến đạt chuẩn để đáp ứng yêu cầu tại các nước nhập khẩu đang là những rào cản lớn trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Từ những nghiên cứu ban đầu về tình hình xuất khẩu cà phê trong những năm vừa qua, nhóm tác giả chỉ ra những khó khăn trong quá trình xuất khẩu cà phê, từ đó gợi ý những chính sách đẩy mạnh phát triển xuất khẩu cà phê trong thời gian tới.
8 Tác động của việc chuyển từ TPP thành CPTPP đến tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ / Nguyễn Minh Đức, Đặng Nữ Ái Trân // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 68-73 .- 332.63
Với kỳ vọng tạo ra một khu vực kinh tế tự do thương mại chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký ngày 4/2/2016, bao gồm 12 nước thành viên và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi TPP. Tháng 11/2017, 11 nước thành viên còn lại tham gia ký kết TPP đã đồng thuận ra Tuvên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định này được chính thức ký kết vào tháng 3/2018. Trong các ngành nông sản đang là các ngành xuất siêu của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài, cà phê là mặt hàng có lượng tiêu thụ rất lớn ở thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu này sẽ đánh giá tác động của việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP, biến TPP thành CPTPP, đến tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ; từ đó tạo cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trong ngành Cà phê có thể nắm bắt được cơ hội, đồng thời nhận rõ được những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt với sự rút khỏi của Hoa Kỳ trong hiệp hội TPP để đưa ra nhưng chính sách, giải pháp giúp cho ngành Cà phê vượt qua những khó khăn, trở ngại của thương mại quốc tế hiện nay.