Chính thức hóa khu vực hộ kinh doanh cá thể: thực trạng và kiến nghị
Tác giả: Phạm Văn Hồng, Phạm Minh ĐạtTóm tắt:
Kinh doanh cả thể (HKD) là loại hình kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng lớn, quy mô nhỏ, dễ dàng đăng ký kinh doanh, có mặt ở hầu hết mọi nơi, nên HKD có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế về mặt pháp lý như không có tư cách pháp nhân, không được kinh doanh quá một địa điểm, không được sử dụng quá 10 lao động... khiến các HKD khó có cơ hội phát triển lớn mạnh, khó có thể tham gia trực tiếp vào các dự án lớn. Bài viết sử dụng các kết quả nghiên cứu và số liệu thống kê sẵn có về HKD, kết hợp với phương pháp chuyên gia, tham vấn ý kiến từ các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, nhằm đánh giá thực trạng khu vực HKD, phân tích và luận giải sự cần thiết phải chính thức hóa khu vực HKD trong nền kinh tế. Từ đó, bài viết để xuất một số giải pháp từ phía Chính phủ, chính quyền địa phương, các hiệp hội ngành nghề, cũng như bản thân các HKD nhằm chính thức hóa hoạt động kinh doanh khu vực kinh tế quan trọng này. Các đề xuất từ bài viết sẽ giúp cho các HKD hoạt động có hiệu quả hơn, tạo động lực cho HKD chuyển đổi hình thức kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động bền vững vào năm 2020 của Chính phủ.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú