Hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Bích NgọcTóm tắt:
Bài viết nghiên cứu khung lý thuyết về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô thông qua việc tổng hợp, phân tích khái niệm cũng như cách thức đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã tiến hành đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thông qua chỉ số SPI - một chỉ số được sử dụng trong đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô với 8 chỉ tiêu bộ phận bao gồm: mức độ tiếp cận (A), tỷ lệ dư nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B), chi phí trên một khách hàng vay (C), tỷ lệ khách hàng nữ (D), số lượng chi nhánh (E), tỷ lệ tự vững hoạt động (F), tỷ lệ nợ rủi ro (G) và tỷ lệ xóa nợ (H). Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp kết hợp với dữ liệu từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu với đại diện các tổ chức tài chính vi mô cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô, bài viết đã chỉ ra chi so SPI tại các tổ chức có đăng ký có phần cao hơn so với các tổ chức được cấp phép. Tuy nhiên, chỉ số hiệu quả xã hội của các tổ chức nói chung đều có xu hướng suy giảm từ năm 2011 trở về đây.
- Cam kết khách hàng trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tài sản thương hiệu
- Đánh giá sự khác biệt của thu thập và giới tính của khách hàng đến các yếu tố đánh giá trực tiếp và lòng trung thành thương hiệu trên các nền tảng thương mại điện tử
- Đánh giá sự khác biệt của thu nhập và giới tính của khách hàng đến trách nhiệm xã hội kỹ thuật số và các yếu tố liên quan đến thương hiệu của các chuỗi cà phê trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến giá trị cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng đối với ; sản phẩm thực phẩm OCOP Bình Định
- Ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi tiêu dùng nông sản đặc sản của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội