CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tổ chức tài chính

  • Duyệt theo:
1 Đảm bảo an toàn dữ liệu của các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại / Bùi Thị Yên // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 112-114 .- 332.12

Bảo mật dữ liệu và thực thi quyền riêng tư dữ liệu được cho là đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số ngành Tài chính - Ngân hàng. Bài viết trao đổi về thực trạng đảm bảo an toàn dữ liệu của các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả công tác này trong bối cảnh chuyển đổi số đang được Chính phủ triển khai một cách mạnh mẽ theo Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

2 Liệu chính sách có ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các dự án xanh? – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Lê Đức Lữ, Khúc Thế Anh, Bùi Kiên Trung // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 23-33 .- 332.1

Bài viết này tập trung trả lời câu hỏi: chính sách có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và tài trợ cho các dự án xanh của các tổ chức tài chính không phải ngân hàng hay không? Nghiên cứu định tính được sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia lý thuyết và thực tiễn nhằm hiệu chỉnh bảng hỏi, thang đo và thảo luận một số chính sách. Chúng tôi sử dụng SPSS26 và AMOS24 để xử lý 1.383 bảng hỏi thu thập từ khảo sát. Kết quả cho thấy chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước và của chính các tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến ý định và quyết định cấp tín dụng xanh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách đến Chính phủ, ngân hàng nhà nước, các Bộ có liên quan (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính) và chính các tổ chức tài chính.

3 Các tổ chức tài chính vi mô - Quá trình chuyển đổi tại Việt Nam / Trần Thị Bình An, Nguyễn Nhi Quang // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 46-54 .- 332

Quá trình chuyển đổi của các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam là một sự phát triển tất yếu theo quan điểm học thuật và thực tiễn quá trình hoạt động của TCVM trên thế giới. Tuy nhiên, sự chuyển đổi các tổ chức TCVM tại Việt Nam có một số khác biệt về quan điểm và vận hành so với thông lệ chung. Bài viết tập trung phân tích các khác biệt này để lí giải nguyên nhân của sự chuyển đổi các tổ chức TCVM tại Việt Nam, đồng thời thảo luận về quá trình chuyển đổi này. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chủ yếu liên quan đến khung pháp lí nhằm tạo ra các tác động tích cực cho quá trình chuyển đổi của các tổ chức TCVM tại Việt Nam.

4 Đánh giá hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam / Huỳnh Thị Hương Thảo, Võ Thị Thúy Hằng, Phan Thị Thu Hằng // Ngân hàng .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 41-44,49 .- 332.1

Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của các tổ chức này.

5 Nghiên cứu về tài chính toàn diện tại các quốc gia châu Á / Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Thị Hương Trà // Ngân hàng .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 41-50 .- 332.1

Nghiên cứu tập trung vào đánh giá thực trạng tài chính toàn diện tại 29 quốc gia châu Á dựa trên 03 khía cạnh chính: (1) Chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính; (2) Sản phẩm, dịch vụ cung cấp; (3) Hiểu biết tài chính. Kết quả cho thấy, mức độ tài chính toàn diện tại châu Á có sự gia tăng qua các năm, nhưng một số khía cạnh như mức độ sử dụng, tiếp cận các dịch vụ tài chính; hiểu biết tài chính vẫn còn thấp so với thế giới và có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Từ đó, nghiên cứu khái quát một số hàm ý chính sách để cải thiện, thúc đẩy tài chính toàn diện tại châu Á.

6 Thực trạng và giải pháp phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 8 - 11 .- 658

Bài viết đánh giá thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam từ đó đề ra các khuyến nghị, giải pháp phù hợp nhằm phát triển tài chính toàn diện ở nước ta trong thời gian tới.

7 Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính : nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Hoài, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Thuỳ Linh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 23-40 .- 332.1

Chính sách tiền tệ được đo bằng lãi suất chính sách và hoạt động kinh tế thực được đại diện bởi lạm phát và chênh lệch sản lượng thực và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có tác động nhân quản Granger đến rủi ro hệ thống của các TCTC tại Việt Nam, đồng thời phản ứng của rủi ro hệ thống của các TCTC trước các cú sốc từ chính sách tiền tệ là khác nhau giữa hai giai đoạn 2010-2012 và 2013-2020. Với kết quả này, Ngân hàng nhà nước cần cân nhắc vai trò của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của cácTCTC, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình thăng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.

8 Hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn / Nguyễn Bích Ngọc // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 151 .- Tr. 14-25 .- 332.1

Bài viết nghiên cứu khung lý thuyết về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô thông qua việc tổng hợp, phân tích khái niệm cũng như cách thức đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã tiến hành đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thông qua chỉ số SPI - một chỉ số được sử dụng trong đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô với 8 chỉ tiêu bộ phận bao gồm: mức độ tiếp cận (A), tỷ lệ dư nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B), chi phí trên một khách hàng vay (C), tỷ lệ khách hàng nữ (D), số lượng chi nhánh (E), tỷ lệ tự vững hoạt động (F), tỷ lệ nợ rủi ro (G) và tỷ lệ xóa nợ (H). Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp kết hợp với dữ liệu từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu với đại diện các tổ chức tài chính vi mô cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô, bài viết đã chỉ ra chi so SPI tại các tổ chức có đăng ký có phần cao hơn so với các tổ chức được cấp phép. Tuy nhiên, chỉ số hiệu quả xã hội của các tổ chức nói chung đều có xu hướng suy giảm từ năm 2011 trở về đây.

9 Cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam – thay đổi để phát triển / Nguyễn Bích Ngọc // Ngân hàng .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 41-45 .- 332.1

Phân tích thực trạng cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn 2011-2019, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị đối với Chính phủ và các bộ , ban, ngành, chính quyền địa phương nhằm giúp các TCTCVM phát triển được nguồn vốn trong tương lai.

10 Kinh nghiệm phát triển tổ chức tài chính vi mô trên thế giới, bài học cho Việt Nam / Phạm Tiến Mạnh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 21(558) .- Tr. 36-41 .- 332.1

Trình bày kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động các chương trình, dự án TCVM; thực trạng hoạt động chương chương trình, dự án TCVM; bài học kinh nghiệm.