Phân tích hiệu quả quy mô của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên
Tác giả: Lê Kim LongTóm tắt:
Nghiên cứu này trình bày tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về hiệu quả quy mô và áp dụng phương pháp phi tham số để ước lượng chỉ số này cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên trong năm sản xuất 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm có thể gia tăng 8% nếu lựa chọn được quy mô diện tích sản xuất tối ưu (0,97 ha/hộ). Hơn nữa, nghề nuôi tôm thâm canh tại Phú Yên vẫn có tới hơn 54,24% số hộ nuôi có quy mô diện tích sản xuất nhỏ hơn mức diện tích tối ưu và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chính thức của nông hộ vẫn rất hạn chế. Để hướng đến một nghề nuôi tôm thẻ công nghiệp và bền vững cho Phú Yên, các chính sách về đất đai và tiếp cận tín dụng chính thức cho nghề nuôi tôm thâm canh là rất quan trọng.
- Chính sách ưu đãi về tài chính trong phát triển khu công nghiệp sinh thái : bài học kinh nghiệm từ ASEAN và hàm ý cho Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp triển khai quản trị doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững
- Đề xuất áp dụng mô hình chuyển đổi sinh thái - xã hội nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu trong tầm nhìn chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam
- Tác động biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của Việt Nam
- Phát triển kinh tế biển xanh Ninh Thuận