Phân tích lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU
Tác giả: Vũ Thị Thu HươngTóm tắt:
Đánh giá lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, đồng thời phân tích tính ổn định và tính xu thế của lợi thế so sánh trong giai đoạn 2003-2018. Kết quả cho thấy: (i) Việt Nam có lợi thế so sánh và chuyên môn hóa xuất khẩu trong nhóm nông sản theo mã HS trong hệ thống hài hòa thuế quan gồm: Cà phê, chè và gia vị (HS09); Trái cây và các loại hạt ăn được (HS08); Cá và các chế phẩm từ thịt, cá (HS03, HS16); (ii) Nhóm nông sản có lợi thế so sánh nhưng chưa chuyên môn hóa xuất khẩu gồm: Sản phẩm của ngành xay xát; mạch nha; tinh bột (HS11); Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột (HS19); Các chế phẩm ăn được khác (HS21); (iii) Nhóm nông sản chuyên môn hóa xuất khẩu nhưng không có lợi thế so sánh chủ yếu thuộc nhóm rau và chế phẩm từ rau, quả, hạt, ngũ cốc; (iv) Nhóm nông sản không có lợi thế so sánh hoặc chuyên môn hóa xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm chế biến. Hơn nữa, nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU có lợi thế so sánh hội tụ theo thời gian và các nhóm nông sản có lợi thế so sánh yếu ban đầu sẽ tăng lên theo thời gian, trong khi các nông sản có lợi thế so sánh mạnh ban đầu sẽ giảm theo thời gian. Từ các kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị mang hàm ý chính sách nhằm phát huy lợi thế so sánh, đồng thời xây dựng chiến lược xuất khẩu theo từng nhóm nông sản Việt Nam.
- Xuất khẩu nông sản Việt Nam : ảnh hưởng từ các hiệp định thương mại tự do
- Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị Trường EU khi thực thi EVFTA
- Thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU: Nhìn từ quy định SPS
- Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả sang thị trường EU của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam