CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất khẩu--Gỗ

  • Duyệt theo:
1 Xuất khẩu nông sản Việt Nam : ảnh hưởng từ các hiệp định thương mại tự do / Lê Quỳnh Hoa, Phan Tấn Lực // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 285 .- Tr. 20-29 .- 382.7

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực với phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson (PPML) để khắc phục nhược điểm thương mại bằng 0. Kết quả nghiên cứu cho thấy FTA đem lại hiệu quả khác nhau và không phải hiệp định nào cũng đem lại tác động tích cực đến nông nghiệp. Cụ thể, các hiệp định (AFTA, ASEAN+6, VJEPA, VKFTA) và WTO giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thương mại nông sản, FTA VN-EAEU lại không có tác động và FTA VN-Chile lại làm giảm xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các đối tác.

2 Phân tích lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU / Vũ Thị Thu Hương // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 145 .- Tr. 77-88 .- 382.071

Đánh giá lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, đồng thời phân tích tính ổn định và tính xu thế của lợi thế so sánh trong giai đoạn 2003-2018. Kết quả cho thấy: (i) Việt Nam có lợi thế so sánh và chuyên môn hóa xuất khẩu trong nhóm nông sản theo mã HS trong hệ thống hài hòa thuế quan gồm: Cà phê, chè và gia vị (HS09); Trái cây và các loại hạt ăn được (HS08); Cá và các chế phẩm từ thịt, cá (HS03, HS16); (ii) Nhóm nông sản có lợi thế so sánh nhưng chưa chuyên môn hóa xuất khẩu gồm: Sản phẩm của ngành xay xát; mạch nha; tinh bột (HS11); Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột (HS19); Các chế phẩm ăn được khác (HS21); (iii) Nhóm nông sản chuyên môn hóa xuất khẩu nhưng không có lợi thế so sánh chủ yếu thuộc nhóm rau và chế phẩm từ rau, quả, hạt, ngũ cốc; (iv) Nhóm nông sản không có lợi thế so sánh hoặc chuyên môn hóa xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm chế biến. Hơn nữa, nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU có lợi thế so sánh hội tụ theo thời gian và các nhóm nông sản có lợi thế so sánh yếu ban đầu sẽ tăng lên theo thời gian, trong khi các nông sản có lợi thế so sánh mạnh ban đầu sẽ giảm theo thời gian. Từ các kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị mang hàm ý chính sách nhằm phát huy lợi thế so sánh, đồng thời xây dựng chiến lược xuất khẩu theo từng nhóm nông sản Việt Nam.

3 Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị Trường EU khi thực thi EVFTA / Nguyễn Xuân Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 5(236) .- Tr. 73-87 .- 330

Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua, đồng thời phân tích và dự báo tác động của EVFTA, chỉ ra cơ hội và thách thức đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU khi Hiệp định đi vào thực thi.

4 Thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU: Nhìn từ quy định SPS / Trần Ngọc Tú // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 40 – 42 .- 650.01

Liên minh Châu Âu là thị trường tiềm năng xuất khẩu rau quả Việt Nam, đây là thị trường khó tính, yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch thực vật (SPS) đặt ra rất cao. Tìm hiểu về quy định này và mức độ đáp ứng quy đinh SPS của rau quả Việt Nam, bài viết đề xuất giải pháp, góp phần thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Liên minh Châu Âu hiệu quả.

5 Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả sang thị trường EU của một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam / Phạm Nguyên Minh, Đinh Công Hoàng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 9 (228) .- Tr. 20 - 32 .- 382.7

Phân tích những kinh nghiệm xuất khẩu bền vững mặt hàng rau quả của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước ở Châu Phi sang thị trường EU, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

6 Xuất khẩu nông sản Việt Nam: Thách thức về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm / Phạm Thị Lan Anh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 267 .- Tr. 34-41 .- 658

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp đã tăng mạnh, gần gấp đôi về sản lượng giữa các năm 1995 - 2018, với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng vọ t, nhưng đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc với chất lượng và giá trị xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều quốc gia khác. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chất lượng đầu ra của hàng hóa nông sản Việt Nam chưa đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. Bài viết này sẽ chỉ ra tác động của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với dòng chảy thương mại nông sản nói chung và thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian qua, cũng như những thách thức cho việc nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm nông sản xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm nông sản Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

7 Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam / Lê Tấn Bửu, Phạm Ngọc Ý // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 267 .- Tr. 60-70 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại các tỉnh khu vực Nam Bộ và tỉnh Lâm Đồng, bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi cùng 12 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 236 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả chịu tác động trực tiếp bởi 5 yếu tố: (1) chiến lược marketing xuất khẩu; (2) đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp; (3) định hướng công nghệ; (4) sự khác biệt môi trường và (5) cường độ cạnh tranh.

8 Thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU : nhìn từ quy định SPS / Trần Ngọc Tú // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 34-36 .- 382.7 597

Tìm hiểu về quy định SPS và mức độ đáp ứng quy định SPS của rau quả VN, bài viết đề xuất giải pháp, góp phần thúc đẩy xuất khẩu rau quả VN sang Liên minh châu Âu hiệu quả.

9 Chính sách hỗ trợ của chính phủ trong thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản / Hoàng Mộng Long // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 536 .- Tr. 25-27 .- 382.7 597

Thực trạng các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản; đánh giá chính sách hỗ trợ của chính phủ trong thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản; giải pháp hoàn thiện các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.