CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Lợi thế so sánh
1 Giải pháp nâng cao lợi thế so sánh trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay / Đậu Vĩnh Phúc, Ma Đức Hân // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 10(231) .- Tr. 65-69 .- 658
Bài viết đã đánh giá thực trạng chỉ sô lơi thế so sánh trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021, qua đó cho thấy, chỉ số lợi thế so sánh của Việt Nam khá thấp so với các quốc gia có điều kiện tương đồng, cạnh tranh trực tiếp như: Chile, Argentina, NewZealand,... va đang có xu hướng giảm mạnh.
2 Lợi thế so sánh và sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam / Nguyễn Trúc Lê, Nguyễn Anh Thu, Nguyễn Quốc Việt // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 21-23 .- 650
Trình bày lợi thế so sánh và sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam. Đối với sự tham gia vào GVCs theo ngành, giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn đáng kể so với ngành sơ cấp gồm nông nghiệp, khai thác mỏ và ngành dịch vụ. Điều này phản ánh rõ bản chất gia công, chế biến và chế tạo của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò và tiềm năng của nhóm ngành nông nghiệp trong việc cải thiện vị thế của Việt Nam.
3 Phân tích lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU / Vũ Thị Thu Hương // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 145 .- Tr. 77-88 .- 382.071
Đánh giá lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, đồng thời phân tích tính ổn định và tính xu thế của lợi thế so sánh trong giai đoạn 2003-2018. Kết quả cho thấy: (i) Việt Nam có lợi thế so sánh và chuyên môn hóa xuất khẩu trong nhóm nông sản theo mã HS trong hệ thống hài hòa thuế quan gồm: Cà phê, chè và gia vị (HS09); Trái cây và các loại hạt ăn được (HS08); Cá và các chế phẩm từ thịt, cá (HS03, HS16); (ii) Nhóm nông sản có lợi thế so sánh nhưng chưa chuyên môn hóa xuất khẩu gồm: Sản phẩm của ngành xay xát; mạch nha; tinh bột (HS11); Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột (HS19); Các chế phẩm ăn được khác (HS21); (iii) Nhóm nông sản chuyên môn hóa xuất khẩu nhưng không có lợi thế so sánh chủ yếu thuộc nhóm rau và chế phẩm từ rau, quả, hạt, ngũ cốc; (iv) Nhóm nông sản không có lợi thế so sánh hoặc chuyên môn hóa xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm chế biến. Hơn nữa, nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU có lợi thế so sánh hội tụ theo thời gian và các nhóm nông sản có lợi thế so sánh yếu ban đầu sẽ tăng lên theo thời gian, trong khi các nông sản có lợi thế so sánh mạnh ban đầu sẽ giảm theo thời gian. Từ các kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị mang hàm ý chính sách nhằm phát huy lợi thế so sánh, đồng thời xây dựng chiến lược xuất khẩu theo từng nhóm nông sản Việt Nam.