Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thị Hoài ThươngTóm tắt:
Bài viết sử dụng dữ liệu từ năm 2007-2017 để tính hệ số sử dụng lao động (ILOR) của Việt Nam và 13 nước bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng 10 nước ASEAN theo phương pháp tính trực tiếp. Kết quả cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động Việt Nam rất thấp, chỉ xếp trên Campuchia nhưng thấp hơn Lào và bằng 1/104 hiệu quả sử dụng lao động của Mỹ, bằng 1./48 của Sigapore. Bên cạnh đó, để hiểu rõ hiệu quả sử dụng lao động của từng ngành trong nền kinh tế của Việt Nam, tác giả tính hệ số ILOR cho từng ngành và kết quả chỉ ra rằng ngành "Hoạt động hành chính và hỗ trợ dịch vụ" và ngành "dịch vụ ăn uống và lưu trú" có chỉ số ILOR lớn nhất (tương ứng 30,74 và 23,96) - hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất, trong khi đó ngành có hệ số ILOR nhỏ nhất là "Sản xuất và phân phối điện, nước và khí đốt" và ngành "Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm" (tương ứng 0,43 và 2,06). Qua kết quả tính toán, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Việt Nam.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển