Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng
Tác giả: Trương Nhật Quang, Lê Trần Quỳnh ThyTóm tắt:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, một hợp đồng thông thường có thể đồng thời chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 và các luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực đặc thù. Trong trường hợp như vậy, việc các luật này có quy định khác nhau hoặc có tính chất đặc thù khi điều chỉnh về cùng một vấn đề pháp lý là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, một số cơ quan xét xử và cơ quan áp dụng pháp luật dường như có xu hướng ưu tiên áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 hơn so với Luật Thương mại năm 2005 khi luật chuyên ngành không có quy định điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng và ngân hàng. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trên cơ sở các quy định hiện hành tại Việt Nam để hạn chế các rủi ro phát sinh từ xu hướng áp dụng pháp luật hiện nay.
- Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng
- Sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19
- Qui định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn đàm phán hợp đồng thương mại
- Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại toà án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
- Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại