CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hợp đồng Thương mại
1 Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng / Ngô Việt Bắc, Huỳnh Thị Hồng Nguyệt // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.9-14 .- 346.5970702632
Thời gian qua, gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động kinh tế nội địa cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các thương vụ, giao dịch thương mại trở nên đa dạng và tăng nhanh. Trong đó, hợp đồng thương mại là vấn đề quan tâm chung giữa các thương nhân hay nhiều bên liên quan trong giao dịch thương mại. Thực tế cho thấy, số lượng hợp đồng thương mại gia tăng tỷ lệ thuận với việc tranh chấp hợp đồng thương mại xảy ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Điều này đặt ra bài toán khó cho các thương nhân trước khi quyết định bước vào mỗi “cuộc chơi” trên thương trường, bởi lẽ rủi ro phát sinh từ các tranh chấp hợp đồng thương mại là luôn luôn có. Hàng loạt các vụ tranh chấp về hợp đồng xây dựng, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, về hợp đồng dịch vụ logistics,… với những thiệt hại lớn cho thương nhân bởi những chi phí tư vấn, Luật sư,… và đặc biệt là các khoản phạt, bồi thường hợp đồng do sự thiếu hiểu biết và bất cẩn trong việc ký kết hợp đồng. Từ thực tế nêu trên, vấn đề “giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hợp đồng” đang thực sự được giới kinh doanh quan tâm. Bài viết đưa ra một số phân tích, nhận định liên quan đến vấn đề này..
2 Sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19 / Nguyễn Ngọc Bích // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 31-35 .- 340
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề; gây ra những tác động, phần lớn là tiêu cực, tới việc thực hiện các hợp đồng thương mại, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng nhằm mục đích miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm nghĩa vụ trong bối cảnh dịch bệnh là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến khái niệm, đặc điểm và cách thức áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng thương mại trong bối cảnh Covid-19.
3 Qui định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn đàm phán hợp đồng thương mại / Lữ Thị Ngọc Diệp // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.55 - 69 .- 346.5970220
Bài viết nghiên cứu về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong quá trình đàm phán hợp đồng thương mại với mục tiêu: 1) Xác định nhu cầu và mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với nghĩa vụ cung cấp thông tin; 2) Tìm hiểu các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình đàm phán hợp đồng thương mại; 3) khẳng định rằng bên nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin đều có khả năng gánh chịu những chế tài nhất định. Bài viết cũng chỉ ra rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam bước đầu đã có qui định về nghĩa vụ, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong các qui định này, từ đó đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu thực tiễn và hoàn thiện pháp luật.
4 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng / Trương Nhật Quang, Lê Trần Quỳnh Thy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 13 – 21 .- 340
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, một hợp đồng thông thường có thể đồng thời chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 và các luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực đặc thù. Trong trường hợp như vậy, việc các luật này có quy định khác nhau hoặc có tính chất đặc thù khi điều chỉnh về cùng một vấn đề pháp lý là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, một số cơ quan xét xử và cơ quan áp dụng pháp luật dường như có xu hướng ưu tiên áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 hơn so với Luật Thương mại năm 2005 khi luật chuyên ngành không có quy định điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng và ngân hàng. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trên cơ sở các quy định hiện hành tại Việt Nam để hạn chế các rủi ro phát sinh từ xu hướng áp dụng pháp luật hiện nay.
5 Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại toà án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này / Đinh Thị Phương Dung // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.36 – 41 .- 340
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các hợp đồng thương mại đang gia tăng với số lượng rất lớn, kéo theo là các tranh chấp về hợp đồng thương mại ngày càng gia tăng về số lượng, cũng như tính chất và mức độ phức tạp của các vụ việc liên quan. Theo đó, khi xảy ra các tranh chấp hợp đồng nói chung, tranh chấp trong hợp đồng thương mại nói riêng rất cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, chính xác góp phần bảo vệ uy tín và lợi ích của nhà kinh doanh. Trong phạm vi bài viết này, đề cập đến một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Toà án nhân dân, đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn.
6 Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại / Hoàng Thị Hải Yến // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 41-47 .- 340
Khái quát một số vấn đề về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; đồng thời đưa ra một số kiến nghị liên quan đến quy định của BLDS năm 2015 về vấn đề này trên cơ sở so sánh với pháp luật Cộng hòa Pháp.
7 Hạn chế rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại / Nguyễn Thụy Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 514 tháng 4 .- Tr. 18-19,14 .- 341.753
Trình bày rủi ro pháp lý trong ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng; Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại.
8 Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị hủy và có tồn tại giao dịch thay thế theo Công ước Vienna 1980 / Trần Việt Dũng, Phạm Thị Hiền // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 3-10 .- 340
Phân tích những khía cạnh pháp lý và thực tiễn trong việc vận dụng Điều 75 CISG, bao gồm so sánh mối quan hệ của Điều 74 CISG và 75 CISG và các điều kiện áp dụng Điều 74 CISG đối với (i) sự tồn tại việc hủy hợp đồng; (ii) sự tồn tại giao dịch thay thế với cách thức thực hiện hợp lý và trong khoảng thời gian hợp lý.
9 Phạt vi phạm và CISG / Nguyễn Minh Hằng, Lê Như Ý // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 11-18 .- 340
Đề xuất cách áp dụng và diễn giải các điều khoản này trong bối cảnh CISG được áp dụng cho hợp đồng tại Việt Nam.
10 Nguyên tắc Favor contractus trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980 / Lê Tấn Phát // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 7 (110) .- Tr. 19-25 .- 340
Tác giả tập trung phân tích: nội hàm của nguyên tắc Favor contractus trong CISG nói riêng và luật thương mại quốc tế nói chung, mối quan hệ giữa nguyên tắc Favor contractus với các nguyên tắc nền tảng khác điều chỉnh giao dịch thương mại quốc tế như freedom of contract, pacta sunt servanda... từ đó phân tích biểu hiện của nguyên tắc này trong các quy định của CISG và sự vận dụng trên thực tiễn.