CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xung đột pháp luật
1 Quyền định đoạt di chúc và xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài / Nguyễn Tiến Lâm // .- 2024 .- Số 10 (489) - Kỳ 2- Tháng 5 .- Tr. 3 – 11 .- 340
Về mặt nguyên tắc, pháp luật của mỗi quốc gia điều chỉnh các quan hệ trong lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay, các quan hệ sở hữu của một cá nhân đặt ra nhiều thách thức cho pháp luật với việc nó đã không còn bị giới hạn trong lãnh thổ của riêng một quốc gia. Vụ án mới đây được xét xử bởi Tòa án Hoa Kỳ đã cho thấy sự xung đột pháp luật trong giải quyết thừa kế mà người quá cố để lại di chúc. Điều này được xuất phát từ hai học thuyết trái ngược về quyền định đoạt di sản theo di chúc: nguyên tắc thừa kế bắt buộc và nguyên tắc tự do di chúc. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc từ vụ án Walker v. Ryker, làm rõ nguyên nhân xung đột từ sự khác biệt trong hai hệ thống dân luật và thông luật đối với việc định đoạt theo di chúc. Cuối cùng, các tác giả đưa ra những đánh giá và gợi mở cho Việt Nam đối với việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
2 Áp dụng quy phạm bắt buộc trong giải quyết xung đột pháp luật cho quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài / Phan Hoài Nam // .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 76- 83 .- 340
Quan hệ lao động mà cụ thể là quan hệ hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và thế giới. Khung pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết xung đột pháp luật cho quan hệ pháp luật đặc thù này cần được hoàn thiện nhằm đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất trong các quy định của pháp luật có liên quan, mà cụ thể là giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Lao động năm 2019. Bài viết sau đây sẽ làm rõ nội dung cần điều chỉnh nhằm giúp cho vấn đề xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ pháp luật này ngày càng hiệu quả.
3 Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước – quy định của Luật Việt Nam dưới góc độ so sánh với tư pháp quốc tế của một số nước / Nguyễn Lê Hoài // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 62-76 .- 346.59701
Bài viết này tác giả tập trung phân tích, đánh giá các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên cơ sở so sánh với tư pháp quốc tế một số quốc gia để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các qui định này.
4 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng / Trương Nhật Quang, Lê Trần Quỳnh Thy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 13 – 21 .- 340
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, một hợp đồng thông thường có thể đồng thời chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 và các luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực đặc thù. Trong trường hợp như vậy, việc các luật này có quy định khác nhau hoặc có tính chất đặc thù khi điều chỉnh về cùng một vấn đề pháp lý là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, một số cơ quan xét xử và cơ quan áp dụng pháp luật dường như có xu hướng ưu tiên áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 hơn so với Luật Thương mại năm 2005 khi luật chuyên ngành không có quy định điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng và ngân hàng. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng trên cơ sở các quy định hiện hành tại Việt Nam để hạn chế các rủi ro phát sinh từ xu hướng áp dụng pháp luật hiện nay.
5 Giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài / Bùi Duy Khương // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 41-45 .- 340
Để giải quyết xung đột pháp luật về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, hầu hết các nước trên thế giới áp dụng hai phương pháp chính là ban hành các quy phạm thực chất, quy phạm xung đột và tham gia các điều ước quốc tế song phương, đa phương về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc mà quốc gia đó tham gia thì các quy phạm pháp luật quốc tế thường được ưu tiên áp dụng. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày giải quyết xung đột pháp luật về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật một số nước và Việt Nam.