Quy định của CPTPP về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư
Tác giả: Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Mai LinhTóm tắt:
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Về lĩnh vực đầu tư, CPTPP và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA) là hai hiệp định được Việt Nam kí kết trong thời gian gần đây với những cam kết rất cao so với các hiệp định đã kí khác. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) là nội dung rất được quan tâm khi xem xét vấn đề đầu tư nước ngoài trong các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đầu tư, trong đó CPTPP cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết này phân tích các nội dung cơ bản của cơ chế ISDS trong CPTPP, bao gồm các bên tranh chấp, phạm vi giải quyết tranh chấp, nhất là về các phương thức và thủ tục giải quyết tranh chấp, trong đó có sự so sánh với cơ chế ISDS của EVIPA.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính