CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: CPTPP
1 Qui định về tự do dữ liệu trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - tác động đối với pháp luật Việt Nam / Lê Trần Quốc Công // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.94-103 .- 346.5970702632
Dữ liệu được xem là yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Vì thế, để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, dữ liệu cần phải được tự do truyền tải giữa các quốc và vùng lãnh thổ với nhau. Tuy nhiên đi ngược lại với xu thế này, vì quyền riêng tư và an ninh mạng, bằng cách này hay cách khác, một số quốc gia lại lựa chọn cách tiếp cận và cản trở sự tự do dữ liệu. Đối mặt với nghịch lý này, Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là với các cam kết trong những hiệp định thương mại thế hệ với như CPTPP và EVFTA. Vấn đề đặt ra là, Việt Nam phải mở cửa tự do dịch chuyển dữ liệu như tế nào và tác động của nó đối với hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam ra sao? Các vấn đề đó sẽ được phân tích trong bài viết này.
2 Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế trong CPTPP, EVFTA và yêu cầu đối với Việt Nam / Phan Quốc Nguyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.25 - 30 .- 346.597048
Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là hai hiệp định tự do thế hệ mới điều chỉnh nhiều vấn đề quan trọng về thương mại, đầu tư, môi trường, tài chính,... và đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ. Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế quy định trong hai Hiệp định này khá là cao. Bên cạnh những thuận lợivà cơ hội, những tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế quy định trong hai Hiệp định lớn này đặt ra một số yêu cầu đối với Việt Nam.
3 Tác động CPTPP và RCEF đến thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong xuất khẩu nông sản / Đỗ Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.39 - 46 .- 346.066
Năm 2008 và 2009 đánh dấu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản 2008 và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2009. Sau một thập kỷ, mối quan hệ này được củng cố thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2019 và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) năm 2021. CPTPP và RCEP thiết lập mức độ mở cửa thị trường cao hơn hẳn so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống. Các FTA đã tạo ra sự thúc đẩy đáng kể đến thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hàng nông sản; mở ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Nhật Bản.
4 Tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong CPTPP, EVFTA và yêu cầu đối với Việt Nam / Phan Quốc Nguyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 18(442) .- Tr.34 - 38 .- 346.5970702632
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là hai hiệp định tự do thế hệ mới điều chỉnh nhiều vấn đề quan trọng về thương mại, đầu tư, môi trường, tài chính,... và đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ. Tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quy định trong hai Hiệp định này không cao nhưng lại có một số điểm khác biệt, cụ thể hơn so với quy định hiện hành của Việt Nam. Điều này dẫn đến hệ quả là bên cạnh những thuận lợivà cơ hội, các tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quy định trong những Hiệp định lớn này còn đặt ra một số yêu cầu đối với Việt Nam.
5 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của các hiệp định thương mại yuwj do thế giới mới: CPTPP và EVFTA / Nguyễn Thị Lan // Luật học .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 41-52 .- 340
Bài viết phân tích , bình luận quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU; khuyến nghị một số nội dung pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
6 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của các hiệp định thương mại tự do thế giới mới: CPTPP và EVFTA / Nguyễn Thị Lan // Luật học .- 2021 .- Số 1 .- Tr.41 – 52 .- 340
Bài viết phân tích, bình luận quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU; khuyến nghị một số nội dung pháp lí nhằm hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
7 Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài trong CPTPP và EVIPA / Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Anh Thơ // Luật học .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 34 – 47 .- 340
Bài viết phân tích đặc điểm khác biệt nổi bật của cơ chế giải quyết tranh chấp đàu tư giữa chính phủ và nhà đầu tư trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, đồng thời đưa ra những bình luận về nguyên do của sự khác biệt trong lựa chọn cơ chế ISDS trong các Hiệp định CPTPP và EVIPA. Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp để thực thi hiệu quả các cam kết về ISDS của Việt Nam.
8 Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường CPTPP / Phan Thanh Hoàn // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 19-30 .- 332.1
Phân tích tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bằng việc tính toán các chỉ số thương mại theo ngành hàng và thị trường, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: CPTPP là thị trường chính của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên CPTPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của các ngành và tăng trưởng xuất khẩu cao cũng chỉ biểu hiện ở một số ngành và thị trường nhất định. Như vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu trong khu vực CPTPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn sản phẩm và nâng cao lợi thế so sánh của các ngành hàng xuất khẩu.
9 Tác động của CPTPP đối với một số lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế / Phạm Tố Linh // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 40 – 42 .- 910
Ngay sau khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2019, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch thực hiện CPTPP tại Quyết định số 121/QĐ –TTG ngày 24/1/2019 với những nhiệm vụ cụ thể, chi tiế cho các bộ, ngành liên quan thực hiện các công việc cụ thể theo lộ trình, bao gồm 5 nhóm nội dung chính.
10 Nội luật hoá các cam kết trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương để bảo vệ nhãn hiệu / Nguyễn Thị Nguyệt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 14 (414) .- Tr.14 – 20 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các thoả thuận trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về bão hộ nhãn hiệu, đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu phù hợp với CPTPP.