Tác động của Fintech đối với tài chính toàn diện: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Tác giả: Đào Hồng Nhung, Trần Thanh Thu, Nguyễn Minh TuấnTóm tắt:
Nghiên cứu này làm rõ tác động của Fintech lên mức độ tài chính toàn diện tại 140 quốc gia trong năm 2011 và 2014. Kết quả của mô hình hồi quy chỉ ra rằng Hệ sinh thái hỗ trợ Fintech đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại các quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (bao gồm Việt Nam). Để tăng cường vai trò tích cực của Fintech đối với Tài chính toàn diện, Việt Nam cần chú trọng đến việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho Fintech, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động của các công ty Fintech, hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech, tăng cường kết nối giữa các công ty Fintech với các định chế tài chính trung gian. Bên cạnh đó, cần có những chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tài chính, quản lý tài chính nhằm giúp Fintech phát huy tối đa vai trò thúc đẩy tài chính toàn diện trong bối cảnh bùng nổ của khoa học công nghệ.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu