CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Fintech

  • Duyệt theo:
1 Tài chính truyền thống và Fintech : cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Thị Ái Linh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 32-34 .- 658

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc kết nối các thị trường và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ trên toàn cầu mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Trong quá trình này, tài chính đóng vai trò không thể thiếu, cung cấp nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu, quản lýrủi ro và hỗ trợ giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, tài chính truyền thống có thể không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh của toàn cầu hóa và số hóa. Điều này được khắc phục bởi công nghệ tài chính (Fintech). Với những đổi mới vượt trội về công nghệ, Fintech đã tạo ra sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tài chính, đưa ra các sảnphẩm và dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

2 Phát triển Fintech, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại / Lê Thị Thanh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 35-37 .- 332.04

Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích, tiện ích cho khách hàng, ngân hàng và cảnền kinh tế một cách nhanh chóng, chính xác, bảo mật. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa việc sử dụng công nghệ số và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bài viết này nghiên cứu xu hướng phát triển Fintech và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

3 Một số vấn đề dặt ra trong phát triển Fintech tại Việt Nam / Lê Văn Tuyên // .- 2023 .- Số 04 (212) - Tháng 4 .- Tr. 56-64 .- 332

Trình bày một số vấn đề đặt ra trong phát triển Fintech tại Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị như xây dựng hành lang pháp lý, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.. nhằm thức đẩy sự phát triển của Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới.

4 Dịch vụ ngân hàng phi truyền thống và sức khỏe tài chính cá nhân – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Lê Trần Hà Trang, Khúc Thế Anh, Nguyễn Đức Dương, Phương Kim Quốc Cường, Lê Diệu Linh // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 22-31 .- 332.1

Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính thông qua việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang và phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) được chúng tôi áp dụng để phân tích 1.261 quan sát. Các phát hiện của nghiên cứu gồm: (1) Việc sử dụng Fintech có thể cải thiện sức khỏe tài chính của những người có kiến thức tài chính; (2) Dân trí tài chính giúp tăng sự tự tin vào khả năng tài chính cá nhân, sức khỏe tài chính và hành vi sử dụng Fintech của những người được giáo dục tài chính; (3) Sự tự tin vào khả năng tài chính cá nhân không thể làm gia tăng Hành vi sử dụng Fintech của hai nhóm đối tượng trên. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số gợi ý cho các doanh nghiệp phát triển Fintech tại Việt Nam.

5 Tương tác giữa Fintech và hệ thống ngân hàng của Trung Quốc / Đặng Thu Thủy, Nguyễn Trung Hậu // .- 2023 .- Số 5 (261) - Tháng 5 .- Tr. 3-19 .- 330

Nghiên cứu, tìm hiểu những kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng và Fintech, đặc biệt là sự tương tác của hai lĩnh vực này trong nền kinh tế Trung Quốc để có những đánh giá khách quan cho thị trường tài chính Trung Quốc.

6 Thực trạng Fintech tại Việt Nam, kinh nghiệm quản lí quốc tế và đề xuất / Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 32-40 .- 658

Bài viết cung cấp một góc nhìn tổng thể hơn về thực trạng của Fintech tại Việt Nam (gồm thực trạng hoạt động của công ty Fintech và công nghệ tài chính) cùng với nghiên cứu các kinh nghiệm về quản lí Fintech trên thế giới để đưa ra đề xuất liên quan tới quản lí Fintech cho các cơ quan quản lí tại Việt Nam.

7 Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng bán lẻ tại tỉnh Đồng Nai / Đặng Hồng Lương // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 147-150 .- 658

Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty công nghệ tài chính đang trở thành xu hướng chính trên thị trường tài chính toàn cầu hiện nay. Đây là nền tảng quan trọng để các công ty công nghệ tài chính có thể phát triển các sản phẩm số nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quy trình xây dựng, vận hành doanh nghiệp cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với lợi thế được thừa hưởng các thành tựu từ tiến bộ công nghệ, các hệ thống ngân hàng bán lẻ tại tỉnh Đồng Nai có nhiều cơ hội phát triển những sản phẩm kinh doanh có tính cạnh tranh dựa trên nền tảng công nghệ. Bài viết phân tích thực trạng phát triển của các công ty công nghệ tài chính tại tỉnh Đồng Nai, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của lĩnh vực này đối với hệ thống ngân hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

8 Bàn thêm về phát triển thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 75-77 .- 332

Tại Việt Nam, dù mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng công nghệ tài chính (Fintech) đề ra đang phát triển mạnh mẽ và được các nhà đầu tư đánh giá có triển vọng trở thành một trong những thị trường Fintech tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng rộng mở, thị trường Fintech Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết đề cập đến Fintech từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam, nhìn nhận các thách thức, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển Fintech trong thời gian tới.

9 Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ tài chính tại việt nam / Phạm Thị Ngọc Lan // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 94-97 .- 332

Công nghệ tài chính là một trong những ngành phát triển nhanh tại Việt Nam, cung cấp nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, các công ty này cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự cạnh tranh gay gắt, yêu cầu quy định chặt chẽ và hạn chế nguồn đầu tư. Bài viết này phân tích các cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển.

10 Phát triển công nghệ tài chính tại thị trường tài chính Việt Nam: Cơ hội và thách thức / Trần Quang Phú // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 59-64 .- 332.1

Nghiên cứu tình hình ứng dụng Fintech ở một số quốc gia phát triển và ở Việt Nam cho thấy, dựa trên nền tảng công nghệ cao, các ứng dụng Fintech mang lại hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Bài viết này trình bày những nội dung cơ bản về Fintech và những cơ hội, thách thức trong phát triển Fintech tại Việt Nam.