Các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào du lịch – nghiên cứu tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Tác giả: Trần Thanh Phong, Thân Trọng ThụyTóm tắt:
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế, áp dụng vào lĩnh vực du lịch để chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến. Đồng thời lý thuyết động cơ đầu tư cũng được sử dụng để sắp xếp lại các nhóm nhân tố ảnh hưởng theo động cơ đầu tư mà các nghiên cứu trước đây rất ít đề cập. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trên một mẫu 356 nhà quản lý các khách sạn và khu du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để kiểm định mối quan hệ giữa các cấu trúc bậc một. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng có 5 nhóm nhân tố chính tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến đó là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch; (3) lợi thế chi phí; (4) lợi thế cơ sở hạ tầng du lịch và (5) môi trường đầu tư (PCI). Kết quả kiểm định cũng chỉ ra: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhân tố “tài nguyên văn hóa” là 2 nhân tố mới, đóng góp 1 phần trong việc tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư du lịch.
- Tác động của trải nghiệm đa chiều và nhận diện thương hiệu đến hành vi truyền bá điểm đến : vai trò trung gian của trải nghiệm điểm đến của du khách
- Tác động độ tin cậy của nội dung do người dùng tạo trên Facebook đến hình ảnh điểm đến và ý định du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh
- Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng du lịch về tài chính tại vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
- Phân tích mối tương quan về du lịch của tỉnh Bến Tre với khu vực lân cận dựa vào mô hình không gian
- Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Nhật Bản, Hàn Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam