CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quản lý Nhà nước

  • Duyệt theo:
1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư công tại thành phố Hà Nội / Hà Xuân Bình // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 169-173 .- 332.04

Đầu tư công đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đầu tư công ở Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt, tại những thành phố lớn như Hà Nội thì tổng mức đầu tư công luôn chiếm tỷ lệ trên 40% tổng vốn đầu tư của Thành phố. Thực tế những năm qua cho thấy, nhu cầu và vốn đầu tư công của TP. Hà Nội dành cho đầu tư phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, do những hạn chế trong quản lý nhà nước của Thành phố, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này chưa hiệu quả, vẫn còn thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản trong các dự án đầu tư công. Do đó, cần có những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư công tại TP. Hà Nội trong thời gian tới.

2 Hoàn thiện quản lý Nhà nước về hải quan đối với các doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên / Đào Thúy Hằng, Nguyễn Mỹ Linh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 102-107 .- 658

Chi cục Hải quan Thái Nguyên là cơ quan Nhà nước duy nhất tại tỉnh thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực hải quan. Qua khảo sát thực tế, cũng như trong quá rình làm công tác quản lý các doanh nghiệp chế xuất (DNCX) tại tỉnh Thái Nguyên, tác giả nhận thấy, hiệu quả quản lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của những doanh nghiệp này chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn và vẫn còn nhiều hạn chế, như: công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về hải quan đối với các DNCX vẫn còn có kẽ hở, dễ dẫn đến nguy cơ gian lận, buôn lậu; việc hiểu và chấp hành các văn bản, quy định về QLNN về hàng hóa XNK thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của các DNCX chưa đúng,... Do đó, cần hoàn thiện công tác QLNN về hải quan đối với các DNCX là hết sức cần thiết.

3 Quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình / Thái Thị Hồng Minh // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 90-93 .- 332

Tỉnh Hòa Bình nằm ở cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, tiếp giáp với các tỉnh: Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa. Với địa hình trung du và đồi núi, Tỉnh có chứa lượng lớn khoáng sản có thể làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát, đá và kim loại. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả nhất định; nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân về tài nguyên khoáng sản được nâng lên... Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh - tế xã hội, song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Hòa Bình cũng vẫn còn những hạn chế, do đó, cần có giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương trong thời gian tới.

4 Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đề xuất một số giải pháp / Hứa Phi Yến // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 18-23 .- 332

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, quy mô, mạng lưới hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã không ngừng được củng cố và phát triển, nhiều giải pháp đã được triển khai hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành, chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đang tác động tới mọi mặt của nền kinh tế cũng như toàn xã hội, trong đó có ngành Ngân hàng nói chung, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, ngân hàng cần được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD và góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

5 Khung khổ chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay / Nguyễn Diệu Hà // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 55-57 .- 327

Hiện nay các chính sách hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được coi là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Hệ thống văn bản các chính sách ở cấp Trung ương được ban hành khá đa dạng, với nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Nhìn chung, các chính sách hiện hành về lĩnh vực này cho đến nay đã đảm bảo được những yêu cầu cụ thể của ngành chính sách công, bao gồm những yêu cầu về mục tiêu chính sách, nội dung chính sách và giải pháp chính sách.

6 Những yếu tố tác động tới quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện / Nguyễn Đức Lâm // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 73-75 .- 658

Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động lên quá trình sản xuất và cung ứng năng lượng điện nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế và pháp lý với việc ban hành các đạo luật liên quan đến ANNLĐ, các quy phạm pháp luật thuế, giá điện, chế tài dân sự, hành chính cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về ANNLĐ.

7 Quản lý nhà nước về đầu tư công ứng phó biến đổi khí hậu tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau / Đỗ Đoan Trang, Huỳnh Anh Kiến Tường // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 155-21 .- 658

Đầu tư công được đánh giá là một trong những giải pháp mang lại nhiều hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu. Để quản lý tốt các dự án đầu tư công ứng phó với biến đổi khí hậu cần có những nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như: Hệ thống hóa, tổng hợp, so sánh, dự báo, phân tích số liệu, đánh giá thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư công tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.

8 Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không giai đoạn hậu covid-19 / Nguyễn Sỹ Thành, Lê Minh Quang // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 153 - 157. .- 332

Là ngành kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, trong năm 2022, vận tải hàng không Việt Nam đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi khi nền kinh tế chuyển sang thích ứng an toàn linh hoạt với bối cảnh hậu COVID-19. Tuy nhiên, việc phục hồi vẫn đan xen nhiều khó khăn, thách thức đối với quản lý nhà nước về ngành Vận tải hàng không nói chung và quản lý phát triển nguồn nhân lực cho Ngành này nói riêng. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành vận tải hàng không, bài viết đánh giá thực trạng quản lý nhân sự ngành Vận tải hàng Việt Nam trong tương quan so sánh với bối cảnh quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách có tính định hướng để ngành này có thể đối mặt với những thách thức hiện tại và phát triển bền vững trong tương lai.

9 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch biển tại Thanh Hoá / Nguyễn Ngọc Tiến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 198-202 .- 910

Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng đang là ngành kinh tế đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của Thanh Hoá. Để khai thác tiềm năng du lịch biển hiệu quả, chính quyền tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng Chương trình, kế hoạch, quy hoạch cụ thể để đưa du lịch biển phát triển nhanh và bền vững. Bài viết tập trung làm rõ những vấn đề cần hoàn thiện trong quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Thanh Hoá để đạt được mục tiêu phát triển du lịch biển bền vững tại địa phương. Kết quả của nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương có tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch biển ở nước ta hiện nay.

10 Quản lý nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công / Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Ngọc Sơn, Vũ Thị Kim Yến // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 29-32 .- 332

Nền kinh tế tăng trưởng đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay, để bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn lực quan trọng này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.