78481Xung đột giữa công việc và cuộc sống riêng: Một nghiên cứu trong ngành y tế
Một trong các đặc trưng nghề nghiệp của các y bác sĩ là tình trạng công việc can thiệp vào cuộc sống (WLI) và cuộc sống can thiệp vào công việc (LWI), dẫn đến những hệ lụy không mong muốn cho họ. Hiện tượng này tuy đã được nghiên cứu trước đây nhưng chủ yếu thông qua một khái niệm chung là xung đột giữa công việc và cuộc sống (WLC). Nghiên cứu này cho rằng hai dạng WLI và LWI có thể tồn tại độc lập nhau và có tác động khác nhau lên cả công việc lẫn cuộc sống của các bác sĩ.
78482Xung đột giữa quyền tiếp cận thông tin KH&CN với bảo hộ quyền tác giả tiếp cận dưới giác độ pháp luật
Trình bày xung đột giữa quyền tiếp cận thông tin KH&CN với bảo hộ quyền tác giả tiếp cận dưới giác độ pháp luật. Quyền tiếp cận thông tin (TCTT) khoan học và công nghệ (KH&CN) và quyền tác giả (QTG) là hai chế định pháp luật có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo nền tảng để thực hiện các quyền con người, quyền công dân khác như: học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp cận và thụ hưởng các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy phát triển xã hội học tập và nền kinh tế tri thức. Tuy vậy, trên thực tế, qua nghiên cứu về thực trạng pháp luật hiện hành, hai chế định pháp luật này đang có những xung đột nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật và nhận diện những xung đột hiện hữu giữa quyền TCTT KH&CN với bảo hộ QTG, bài viết đề xuất giải pháp chính sách nhằm khắc phục những xung đột trên.
78483Xung đột Israel – Palestine (2010 – 2020)
Chương 1. Những nhân tố dẫn đến xung đột Israel và Palestine (2010 – 2020); Chương 2. Thực trạng xung đột Israel – Palestine (2010 – 2020); Chương 3. Tiến trình hòa bình và những khó khăn trong việc giải quyết xung đột Israel – Palestine (2010 – 2020).
78484Xung đột lợi ích giữa bên thuê và bên nhận thế chấp tài sản : góc nhìn từ thực tiễn
Trình bày các trường hợp như hợp đồng thế chấp được xác lập trước hợp đồng thuê; hợp đồng thế chấp được xác lập sau hợp đồng thuê.
78485Xung đột lợi ích giữa bên thuê, bên mượn và bên nhận thế chấp tài sản : nhìn từ quy định mới
Quy định mới của pháp luật về giao dịch bảo đảm đã cố gắng bổ sung hành lang pháp lý giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa bên thuê tài sản, bên mượn tài sản và ngân hàng nhận thế chấp. Những quy định mới vẫn bộc lộ một số điểm bất cập, bài viết sẽ đưa lại một góc nhìn về vấn đề này
78486Xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ
Xung đột lợi ích tồn tại phổ biến trong đời sống xã hội, chịu sự điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, cả luật công và luật tư.Trong hoạt động công vụ, xung đột lợi ích có thể làm tổn hại đến sự vô tư, công bằng và liêm chính của người thực thi công vụ. Điều này có thể dẫn đến tham nhũng.
78487Xung đột lợi ích trong quá trình hoạt động của công ty chứng khoán theo pháp luật Việt Nam
Trình bày kinh nghiệm của các quốc gia khi giải quyết vấn đề liên quan đến xung đột lợi ích trong hoạt động của công ty chứng khóa và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về xung đột lợi ích trong hoạt động của công ty chứng khoán.
78488Xung đột lợi ích và giao dịch các bên liên quan: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Đề cập đến các vấn đề: Làm rõ hơn nội hàm RPT; Giải quyết xung đột lợi ích phát sinh từ các RPT và khuyến nghị trong quản lý, giám sát đối với RPT.
78489Xung đột lợi ích và ngăn ngừa xung đột lợi ích trong công ty cổ phần
Qui định pháp luật về ngăn ngừa xung đột lợi ích đề cập ba nội dung chính: (i) nghĩa vụ của người quản lý công ty; (ii) chế độ công khai thông tin; (iii) kiểm soát các hoạt động của người quản lý công ty.
78490Xung đột Nga - U-crai-na : tiếp cận từ góc độ giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế
Xung đột Nga - U-crai-na đã và đang tạo ra hàng loạt tranh chấp trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị - ngoại giao, thương mại, đầu tư, nhân đạo, vấn đề biển đến môi trường. Các tranh chấp này đan xen, phức tạp, và có thể phát sinh ngày càng nhiều. Luật quốc tế quy định các quốc gia phải giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Tuy nhiên, với tình hình chiến sự hiện nay, ý chí chính trị của hai nước, cũng như những hạn chế về mặt pháp lý của các biện pháp giải quyết tranh chấp, khó có khả năng Nga và U-crai-na có thể thực sự bắt đầu giải quyết các tranh chấp và xung đột.