Kết quả tìm kiếm
Có 79708 kết quả được tìm thấy
35601Kinh tế tư nhân với vấn đề nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay

Vai trò của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động ở Việt Nam; Giải pháp nâng cao năng suất lao động trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay; Một số giải pháp khắc phục.

35602Kinh tế tư nhân: Một số quan điểm phát triển và giải pháp cơ bản cho giai đoạn 2011 – 2020

Bàn về một số quan điểm phân định lại vai trò của các khu vực kinh tế và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân với tư cách là động lực phát triển của nền kinh tế cho giai đoạn 2011 – 2020.

35603Kinh tế tuần hoàn : "liều thuốc thần" cho kinh tế thế giới

Bài viết làm rõ các hạn chế của kinh tế tuần hoàn, đồng thời đề xuất một số hướng nghiên cứu trong thời gian tới và một số kiến nghị cho Việt Nam.

35604Kinh tế tuần hoàn : cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Ngày nay, Việt nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiemx mmoi trường cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu. Đây là những yếu tố đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sự phát triển kinht ế của nước ta. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, để giải quyết các vấn đề trên, Việt nam cần phải chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính ( hay còn gọi là kinh tế truyền thống) sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế phát triển bền vững, đáp ứng được nhiều mục tiêu, bao gồm: giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển ở đầu ra, ứng phó với cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu.

35605Kinh tế tuần hoàn : kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra

Kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển bền vững, thuật ngữ tuần hoàn ở đây có nghĩa là đầu ra của quá trình phía trước cụ thể là: chất thải, sản phẩm phụ, phế phẩm, sản phẩm đã qua sử dụng, vật liệu đã qua sử dụng..sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác (quá trình phía sau), quay vòng liên tục giống như vòng tuần hoàn của nước với mục đích giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu thô và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Bài viết khảo lược những kinh nghiệm về việc phát triển KTTH của một số nước thành công trong chuyển đổi mô hình từ kinh tế tuyến tính sang KTTH và từ đó rút ra một số bài học cho việc phát triển KTTH.

35606Kinh tế tuần hoàn : kinh nghiệm quốc tế, đề xuất áp dụng tại Việt Nam

Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới; So sánh cách tiếp cận và đề xuất áp dụng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

35607Kinh tế tuần hoàn : Lý thuyết và thực tiễn

Phân tích các tài liệu nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn ở góc độ lý thuyết cũng như những tư liệu về các mô hình phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn; bài viết khái quát những vấn đề mang tính lý luận, làm rõ nội hàm của khái niệm kinh tế tuần hoàn, các nguyên tắc và hình thức; đồng thời, nêu lên những thách thức bất cập trong thực hành kinh tế tuần hoàn; từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển các mô hình kinh tế theo hướng tuần hoàn ở Việt Nam

35608Kinh tế tuần hoàn : những vấn đề lý luận và thực tiễn

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và nền kinh tế tuần hoàn là mô hình được quan tâm, định hướng phát triển

35609Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam góc nhìn từ tiêu chuẩn

Mô hình kinh tế tuần hoàn là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình kinh tế tuyến tính, góp phần giải quyết bài toán tài nguyên, nhân công, chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Để hình thành, phát triển kinh tế tuần hoàn,Việt Nam cần có hành lang pháp lý rõ ràng; cần triển khai nghiên cứu sâu rộng về phát triển kinh tế tuần hoàn từ cách tiếp cận chung toàn cầu, nguyên tắc xác lập theo ngành, lĩnh vực, tiêu chí của mô hình, từ đó lựa chọn vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam.

35610Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Nghiên cứu này đánh giá các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong khai thác 32 công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển vì nó giúp: a) quản lý tài nguyên và sử dụng chất thải; b) phân tích dữ liệu; c) tạo ra một cách tiếp cận mới trong chuỗi cung ứng và quản lý nguyên vật liệu. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại: (i) chưa có đã đủ khung khổ pháp lý thống nhất về phát triển kinh tế tuần hoàn và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như gắn kết chúng lại với nhau; (ii) trình độ công nghệ thấp, không đồng bộ, chậm đổi mới; (iii) chất lượng lao động tại Việt Nam, bao gồm lao động ở các ngành có đặc thù kinh tế tuần hoàn còn thấp; (iv) đầu tư ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khoa học - công nghệ cho kinh tế tuần hoàn nói riêng còn thấp, cơ cấu chưa phù hợp.