CSDL Luận văn _ Luận án

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, công suất 800 m3/ngày
  • Tác giả: Trần Thị Nở |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Quốc Tuyển |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp cao su và công nghệ xử lý nước thải; Chương 2: Tổng quan về nhà máy chế biến cao su Hiệp Đức; Chương 3: Hiện trạng môi trường tại nhà máy chế biến mủ cao su Hiệp Đức; Chương 4: Đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su cho từng phương án; Chương 5: Tính toán chi tiết các công trình đơn vị; Chương 6: Khai toán kinh tế và lựa chọn phương án phù hợp; Chương 7: Quản lý và vận hành.

Ứng dụng GIS trong đánh giá tác động của nước biển dâng tại Cù Lao Chàm
  • Tác giả: Đinh Viết Nhân |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Quốc Phú |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Xây dựng bản đồ số với các lớp dữ liệu nền phục vụ cho việc phân tích không gian. Thu thập các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Khảo sát thực địa và điều tra phong vấn để xác định được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực nghiên cứu. Xác định diện tích phần đất liền bị ngập và các ảnh hưởng của nó theo kịch bản biến đổi khí hậu do nước biển dâng. Đề xuất các mô hình, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu phương pháp xử lý bã mía làm nguyên liệu sản xuất nấm chi
  • Tác giả: Huỳnh Đức Long Phi |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Khắc Tiệp |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Nghiên cứu mô hình trồng nấm Linh chi với các tỉ lệ bã mía khác nhau nhằm đánh giá khả năng sử dụng nguyên liệu bã mía, năng suất nấm so với việc trồng nấm hoàn toàn bằng mạt cưa. Xử lý nguồn nguyên liệu bã mía để trồng nấm Linh chi nhằm tăng thu nhập cho người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bã mía gây nên.

Đánh giá chất lượng môi trường biển Vũng Áng sau sự cố môi trường Formosa trên cơ sở các chỉ tiêu sinh vật đáy
  • Tác giả: Phan Thị Thảo Nguyên |
  • Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Phương |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Mục đích chính của đề tài là thông qua việc khảo sát các chỉ tiêu sinh vật đáy để kiểm tra xem chất lượng môi trường biển Vũng Áng đã thay đổi (cải thiện???) như thế nào kể từ sau sự cố đến nay (2017). Các kết quả của đề tài là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Biển Vũng Áng - Hà Tĩnh có an toàn cho các sinh vật sống không?; sau hơn 1 năm xảy ra sự cố thì hệ sinh thái có phục hồi lại hay chưa?; Môi trường biển hiện nay có thực sự an toàn cho các hoạt động sản xuất, đánh bắt thủy hải sản và phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân không?.

Nghiên cứu và ứng dụng than sinh học để xử lý kim loại nặng trong nước
  • Tác giả: Bùi Mạnh Toàn |
  • Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Xuân Vũ; TS. Vũ Đình Tuấn |
  • Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Chương 1: Tổng quan; Chương 2: Đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu; Chương 3: Kết quả và thảo luận; Chương 4: Kết luận và kiến nghị.