Đây là lời chàng trai dặn người yêu khi tiễn nàng về nhà chồng, cha mẹ nàng chê chàng trai nghèo nên gả cho người khác. Có nhiều tình tiết lắt léo. Lúc đầu, anh dự tính đi buôn, có tiền về sẽ chuộc chị. Chị chờ đợi năm này sang năm khác, đến lúc anh trở lại thì cũng là lúc hết hạn người kia ở rể, chị phải về nhà chồng. Để kéo dài những giây phút gặp mặt, anh tiễn đưa chị và hẹn ước sẽ lấy nhau “khi goá bụa về già”. Ở nhà chồng, chị trở nên điên dại, bị đuổi về nhà mẹ. Cha mẹ chị lại gả cho người thứ hai. Chị càng ngẩn ngơ hơn. Nhà chồng đem chị ra chợ bán. Tình cờ người mua chị chính là chàng trai ngày trước.
Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần…). Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán. Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận. Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.
Giới thiệu một số câu đố, tục ngữ và ca dao của Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ, dân ca, những câu đố, những câu chuyện cổ tich .... mà ông cha ta để lại.
Văn học Việt Nam – Văn học dân gian những công trình nghiên cứu