Xoay quanh những mối quan hệ, mối thâm thù của hai dòng họ Vũ - Trịnh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những câu chuyện với mối tình oan trái và những rắc rối " quanh lũy tre làng". Phản ánh chân thực nong thôn Việt Nam trong những ngày đầu đổi mới.
Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang Minh Sài: Học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ.Nhưng cũng chính niềm tự hào đó cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều mà mọi người xung quanh cho là "tốt nhất". Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đình.... Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan nhưng thục chất ben trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu, được sống với cảm xúc thực sự của mình.Hơn nữa tác phẩm còn có nhiều tầng nhiều lớp với nhưng trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.
Nhất Linh vẽ nên cảnh xung đột trực tiếp giữa lối sống cũ và mới. Ðể bênh vực người phụ nữ, Nhất Linh đã không ngần ngại đẩy hoàn cảnh đến những mức độ cực đoan nhất, và lấy phần quyết thắng về phe Loan, người phụ nữ tân thời, tranh đấu cho quyền làm người trong xã hội nhiều lễ giáo phong kiến áp đặt người phụ nữ. “Loan cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên và lễ ông Phán, bà Phán; vì cảnh đó làm Loan nhớ đến mấy năm trước hồi nàng mới bước chân về nhà chồng. Nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ; địa vị nàng với Tuất tuy có khác, nhưng cũng là những người bị người ta mua về hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không công. ”...
Là câu chuyện hé mở một phần về mối tình của bà Lê Thị Huệ ( út Huệ), một người đã nguyện dành cả cuộc đời mình chờ đợi một thần tượng đã có sức lan tỏa, lây động trong tâm hồn mỗi chúng ta. Qua đó cũng sẽ hiểu thêm về Bác - vị cha già của Dân tộc.
Đó là những năm tháng đen tối nhất của chiến trường miền Nam. Sau Mậu Thân, lực lượng ta còn rất mỏng, mà hầu hết lại dồn tụ lên rừng già. Dưới đồng bằng, trong vùng đô thị ta chỉ còn giữ được những nhóm lẻ tẻ để bám trụ địa bàn. Nếu trước đây ngày là của nó, đêm là của ta thì thời kỳ năm 70 này, phải đau xót thừa nhận rằng cả đêm lẫn ngày, hầu như thuộc về tầm khống chế của đối phương. Chúng khống chế, truy kích ta bằng đủ mọi kiểu: càn rừng, B52 rải thảm, gài biệt kích trên tất cả các mối đường, đánh bung hầu hết các kho dự trữ lương thực, tóm lại chỉ cần ngửi thấy mùi Việt Cộng là chúng huy động tối đa quân số, bom đạn hủy diệt cho kỳ được. Nhưng cũng chính vì thế mà chúng bộc lộ sơ hở: ngay cạnh nách chúng vẫn có những khoảng trống bất ngờ có thể ẩn náu hoạt động được...Trích trong tiểu thuyết Sông Xa.