Phần I: Sự trỗi dậy của một cường quốc quân sự; Phần II: Xem xét lại những ưu sách dựa trên "chủ quyền lịc sử"; Phần III: Tìm các giải pháp hoà bình và công lý.
Kiến trúc khu vực Ðông Á: Những phối trí an ninh và kinh tế mới và chính sách của Hoa Kỳ
Sự kết thúc của chiến tranh lạnh, sự trỗi dậy của Trung Quốc, toàn cầu hóa, các thỏa ước mậu dịch tự do, cuộc chiến chống khủng bố, và cách tiếp cận qua các thiết chế để gìn giữ hòa bình đang gây nên những sự chuyển hướng ngoạn mục trong quan hệ giữa các quốc gia Đông Á. Một kiến trúc khu vực mới ở dạng các phối trí chính trị, tài chính, và mậu dịch giữa các quốc gia Đông Á, đang được hình thành, và sẽ có tác động đáng kể đối với chính sách và quyền lợi của Hoa Kỳ. Bản tường trình này thẩm định lại kiến trúc khu vực này với trọng tâm là Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản, và Đông Nam Á. Những kiểu phối trí bao gồm các Thỏa ước Mậu dịch Tự do Song phương (FTA), các hiệp ước mậu dịch khu vực, các phối trí tiền tệ, và các phối trí an ninh và chính trị. Kiến trúc khu vực Đông Á được chống đỡ bởi hai chân chống riêng biệt. Chân chống kinh tế rất vững và đang lớn mạnh hơn. Một mạng lưới các FTA khu vực và song phương đang phát triển. Cả FTA Đông Á (gồm 13 quốc gia) lẫn FTA Á Châu (gồm 16 quốc gia) đang được thảo luận cùng lúc. Ngược lại, chân chống an ninh và chính trị vẫn còn tương đối kém phát triển. Bước tiến bộ nhất đã được thực hiện với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò người triệu tập các hội nghị và có dạng của Cộng đồng An ninh ASEAN (10 quốc gia Đông Nam Á) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (25 quốc gia, gồm cả Hoa Kỳ). Ở Đông Bắc Á, các cuộc đàm phán sáu bên nhằm hướng tới giải quyết chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đang được tổ chức như một sự vụ riêng lẻ...