Nghiên cứu này tổng hợp, làm rõ vai trò của Nhà nước Việt Nam trong phát triển thương mại điện tử từ năm 1997 đến nay và quan điểm phát triển thương mại điện tử của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây. Từ đó, các giải pháp, khuyến nghị chính sách được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, qua đó hướng tới thực hiện song hành mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Dựa trên lý thuyết hợp phát và lý thuyết các bên liên quan, nghiên cứu này xem xét tác động của các nhân tố như: hướng dẫn thực hiện, nguồn lực tài chính và áp lực các bên liên quan đến áp dụng kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh xanh. Nghiên cứu khảo sát 157 thành viên ban giám đốc trong các doanh nghiệp da giày Việt Nam. Bằng phương pháp phân tích PLS-SEM, kết quả đã chỉ ra rằng tất cả các giả thuyết đều có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này giúp bổ sung thêm về mặt lý thuyết bằng cách xác định các nhân tố có tác động đến áp dụng KTQTMT và lợi ích của hệ thống này có thể giúp các doanh nghiệp da giày Việt Nam đạt được lợi thế cạnh tranh xanh. Ngoài ra, nghiên cứu này giúp nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng KTQTMT, từ đó họ có thể hỗ trợ trong quá trình thiết kế, cung cấp đủ nguồn lực để có thể xây dựng được hệ thống KTQTMT trong doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ phân tích mối quan hệ giữa ESG và hiệu suất tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu từ những nghiên cứu uy tín, đối sánh giữa các ngành, khu vực và quy mô doanh nghiệp, đồng thời khám phá các thách thức, cơ hội và xu hướng tương lai của ESG trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển bền vững.
Bài báo sử dụng phương pháp mô phỏng số với kỹ thuật Eulerian-Lagrangian kết hợp để phân tích ứng xử của tấm bê tông dưới tác động của tia nước tốc độ cao, tập trung vào phân bố áp suất tại vùng va chạm và đặc tính biến dạng của bê tông dưới các vận tốc tia nước từ 100 m/s - 1000 m/s.
Bài báo tổng hợp, phân tích và bình luận về mô đun đàn hồi của bê tông Ec được xác định theo một số tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông trên thế giới. Trị số của Ec theo TCVN 5574:2018 bằng khoảng 1,42 lần trị số của Ec theo tiêu chuẩn Mỹ, Canada, Nhật Bản, New Zealand. Khi Ec nhạy cảm với các đại lượng tính toán hoặc khi các điều kiện thiết kế đạt giới hạn, thì nên chỉ định hoặc xác định Ec bằng thực nghiệm.
Giới thiệu cách xác định khả năng chịu lực của cấu kiện dầm, cột thép trong khung bằng phương pháp tính đơn giản hóa theo EN 1993-1-2 và phương pháp mô phỏng số sử dụng phần mềm mô phỏng IDEA StatiCa. Một ví dụ số được thực hiện áp dụng cho các trường hợp bọc bảo vệ khác nhau để so sánh thời gian và giá trị nhiệt độ thu được theo hai phương pháp trên.
Trình bày về mô hình phân tích độ cứng nút khung bằng CBFEM và đánh giá mức độ tin cậy của mô hình CBFEM thông qua so sánh với kết quả mô phỏng và kết quả thu được từ một thí nghiệm sưu tầm từ tài liệu tham khảo. So sánh cho thấy mô hình CBFEM có khả năng dự đoán tương đối chính xác độ cứng xoay của liên kết mặt bích giữa dầm và bản bụng cột. Triển khai một nghiên cứu tham số nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như: cấu tạo liên kết, chiều dày mặt bích, đường kính và cấp độ bền bu lông tới độ cứng xoay của nút.
Giới thiệu một phương pháp tối ưu hóa đa mục tiêu cho kết cấu giàn thép phẳng, ứng dụng thuật toán RDMO – sự kết hợp giữa thuật toán Rao-1 và phương pháp tiến hóa vi phân (DE).
Bằng cách xây dựng mô hình số và sau đó kiểm chứng mô hình số với kết quả thí nghiệm, tác giả phân tích ảnh hưởng của vật liệu ECC và ảnh hưởng của các lớp vật liệu khác nhau lên ứng xử chịu uốn của dầm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng ECC để thay thế bê tông trong dầm chịu uốn giúp tăng khả năng chịu lực của dầm. Tuy nhiên tính dẻo của dầm dùng ECC thấp hơn so với dầm bê tông.
Nghiên cứu hiện tại đánh giá khả năng chịu lực của bản sàn bê tông cốt thép thường được gia cường bằng lớp bê tông siêu tính năng (UHPC). Các mô phỏng số được sử dụng để xác định khả năng chịu tải lớn nhất, sự hình thành và phát triển của vết nứt trong kết cấu bản sàn được gia cường. Mô hình số được kiểm chứng thông qua việc so sánh với kết quả từ thực nghiệm. Các phân tích tham số mở rộng được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chiều dày lớp gia cường UHPC, hàm lượng cốt thép dọc trong vùng chịu kéo đến khả năng chịu lực của bản sàn liên hợp.