CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm vị từ nhận xét – đánh giá trong tiếng Việt từ góc nhìn của ngữ pháp chức năng / Nguyễn Thị Kim Cúc // .- 2024 .- Số 6 (404) .- Tr. 56-65 .- 400
Tập trung chỉ ra đặc trưng ngữ nghĩa của vị từ nhận xét – đánh giá theo tiêu chí đề xuất. Việc xá định được đặc trưng ngữ nghĩa từ 2 tiêu chí sẽ giúp phân biệt được vị từ nhận xét – đánh giá với các loại vị từ khác trong tiếng Việt cũng như xác định được kiểu sự tình của câu có vị từ này làm trung tâm.
2 Ứng dụng phương pháp chiết tự trong giảng dạy chữ Hán cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2024 .- Số 3 (401) .- .- 495.1
Nghiên cứu về ứng dụng phương pháp chiết tự trong giảng dạy chữ Hán cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam. Bài viết này sẽ đưa ra một số ý kiến cần chú ý trong quá trình áp dụng phương pháp chiết tự trong giảng dạy chữ Hán và tiếng Hàn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam
3 Khuynh hướng bộc lộ bản thân của học viên Quốc tế trong giờ học tiếng Nhật / Võ Tuấn Vũ, Nguyễn Văn Tường // .- 2024 .- Số 3 (401) .- Tr. 51-63 .- 495.6
Nghiên cứu về khuynh hướng bộc lộ bản thân của học viên Quốc tế trong giờ học tiếng Nhật. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn tập trung vaog “sự bộc lộ bản thân” trong cách thể hiện bản thân, đồng thời phân tích những ảnh hưởng của nó đến kết quả học tiếng Nhật của học viên Quốc tế trong giờ học tiếng Nhật.
4 Phủ định siêu ngôn ngữ, từ phiếm định và quán ngữ tiếng Việt / Nguyễn Thùy Nương // .- 2024 .- Số 3 (401) .- Tr. 64-80 .- 400
Nghiên cứu và xác định những phương tiện biểu đạt hành vi phủ định siêu ngôn ngữ đặc trưng trong tiếng Việt. Từ đó chỉ ra các khuôn cấu trúc trừu tượng là có chứa các từ phiếm định, mà có thể gọi là các khuôn siêu ngôn ngữ.
5 Ngữ nguyên của “qua”, “bậu” trong phương ngữ Trung, phương ngữ Nam / Bùi Trọng Ngoãn // .- 2024 .- Số 354 (6A) - Tháng 6 .- Tr. 5-14 .- 400
Trên cơ sở các thông tin đa diện, đa chiều. Bài viết nêu chủ kiến của tác giả về từ nguyên của “qua”, “bậu” hầu như chỉ hiện diện trong phương ngữ Trung và phương ngữ Nam và chủ yếu là từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, đồng thời xác tín: “qua” có khả năng là một từ tiếng Chăm “kau” (“tôi”, “tao”) được việt hóa, trong khi đó “bậu” là một từ cổ có nguồn gốc tiền Mon - Khmer.
6 Hiện tượng đa miền trong ẩn dụ ý niệm về giấc mơ: tiếp cận từ mô hình ATT-Meta / Quang Thị Hoàn // .- 2024 .- Số 354 (6A) - Tháng 6 .- Tr. 15-22 .- 400
Giới thiệu khái luận mô hình ATT-Meta của Lee&Barnden (2016) trong nhiệm vụ phân tích các kiểu loại hòa kết đa miền trong ẩn dụ hỗn hợp ý niệm. Áp dụng các nguyên tắc tiếp cận, phân tích da miền trong kiểu loại kết cấu hòa kết của ATT-Meta, nghiên cứu tập trung vào làm rõ những kết cấu hòa kết và miền ý niệm trong ẩn dụ hỗn hợp ý niệm giấc mơ từ ngữ liệu là 100 dẫn dụ văn học tiếng Anh và tiếng Việt.
7 Ẩn dụ ý niệm “kinh tế là bệnh tật” trên ngữ liệu báo điện tử tiếng Việt / Ngô Tuyết Phượng // .- 2024 .- Số 354 (6A) - Tháng 6 .- Tr. 23-29 .- 400
Vận dụng lí thuyết về Ẩn dụ ý niệm và trên cơ sở tìm hiểu cấu trúc ngữ nghĩa của phạm trù Bệnh tật, tác giả bước đầu chỉ ra một số mô hình ý niệm về Bệnh tật trong diễn ngôn báo chí tiếng Việt. Về cơ bản, sự chuyển di ý niệm từ các miền nguồn khác nhau sang miền đích bệnh tật chủ yếu theo cơ chế ẩn dụ.
8 Cách giải thích nghĩa của các danh từ chứa quan hệ thuộc tính trong từ điển tiếng Việt / Lê Thị Hương Lan // .- 2024 .- Số 354 (6A) - Tháng 6 .- Tr. 30-35 .- 400
Khảo sát, tìm hiểu cách giải thích nghĩa/ định nghĩa các danh từ chứa quan hệ thuộc tính trong từ điển tiếng Việt. Tư liệu khảo sát là “Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê chủ biên (1997) và “Đại từ điển tiếng Việt” Nguyễn Như Ý chủ biên, 1999. Bài viết có thể đóng gớp được một phần vào công việc nghiên cứu và định vị quan hệ thuộc tính với tư cách một quan hệ ngữ nghĩa chính danh của hệ thống từ vựng tiếng Việt, góp phần vào biên soạn từ điển tiếng Việt.
9 Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của một số động từ ghép đẳng lập (chủ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) dưới góc nhìn của quan hệ cách / Nguyễn Bích Diệp // .- 2024 .- Số 354 (6A) - Tháng 6 .- Tr. 36-44 .- 400
Tập trung tìm hiểu và làm rõ một số đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của các động từ ghép đẳng lập trong nhóm động từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân dưới góc nhìn của quan hệ cách. Qua đó, bài viết góp phần làm rõ hơn về quan hệ ngữ nghĩa này trong động từ tiếng Việt.
10 Nguyên nhân áp lực tâm lí về bài thi Vstep: Nghiên cứu trên đối tượng sinh viên chuyên ngữ tiếng Anh / Nguyễn Hồ Hoàng Thủy // .- 2024 .- Số 354 (6A) - Tháng 6 .- Tr. 51-60 .- 420
Nghiên cứu này tập trung khai thác nguyên nhân áp lực tâm lí của bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 3-5 (Vstep) đối với sinh viên chuyên ngữ tại một cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp để giảm áp lực tâm lí của sinh viên với bài thi Vstep, giúp sinh viên đối mặt và vượt qua những áp lực tâm lí này.