CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Lỗi phát âm phụ âm cuối trong tiếng Anh của sinh viên Việt Nam / Nguyễn Thị Chung, Vũ Thị Phương Thảo // .- 2024 .- Tháng 5 .- Tr. 108-117 .- 420
Phát âm đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh, lĩnh vuwch này đã nhận được nhiều sự quan tâm các học giả ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bài viết đề cập đến những lỗi thường gặp khi phát âm ba cặp phụ âm cuối trong tiếng Anh là /s/ và /z/; /s/ và /f/ và /v/ và nguyên nhân gây ra vấn đề của sinh viên năm thứ nhất tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc bộ.
2 Nghiên cứu xây dựng từ điển địa danh tâm linh / Hoàng Thị Nhung // .- 2024 .- Tháng 4 .- 117-128 .- 390
Tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn về Từ điển địa danh tâm linh và nghiên cứu trường hợp cụ thể về địa danh tâm linh tỉnh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất mô hình biên soạn một số cuốn Từ điển địa danh tâm linh.
3 Giải mã một truyện cười từ góc độ ngữ nghĩa học diễn ngôn / Trần Kim Phượng // .- 2024 .- Số 4 (402) .- Tr. 3-13 .- 400
Phân tích diễn ngôn là một đường hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà Việt ngữ học. Trong bài báo này, chúng tôi tiếp tục lựa chọn một truyện cười ngắn, với mục đích triển khai thật triệt để hai lí thuyết cơ bản của phân tích diễn ngôn, trong đó có chú ý khai thác ngữ vực theo quan điểm của M. Halliday, J. Martin và tính quan yếu của diễn ngôn theo quan điểm của Dan Sperber và Deirdre Wilson.
4 Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ dùng trên không gian mạng xã hội của thế hệ Gen Z / Tr. 14-26 // .- 2024 .- Số 4 (402) .- Tr. 14-26 .- 400
Ngôn ngữ mạng xã hội của Gen Z được nhìn nhận như một biến thể ngôn ngữ với các hình thức biểu hiện, biến đổi cụ thể, khác biệt với ngôn ngữ chuẩn mực toàn dân. Phạm vi khảo sát chủ yếu ở cấp độ từ ngữ với bình diện ngữ âm – chữ viết, ngữ nghĩa, cấu tạo từ, bên cạnh đó là một số hiện tượng ngữ pháp đáng chú ý.
5 Thực trạng chuyển dịch thuật ngữ luật tố tụng hình sự Anh – Việt / Nguyễn Viết Dũng // .- 2024 .- Số 4 (402) .- Tr. 33-40 .- 420
Trình bày thực trạng chuyển dịch thuật ngữ luật tố tụng hình sự Anh – Việt. Dịch thuật là quy trình chuyển dịch, thay thế một văn bản trong ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản trong ngôn ngữ đích trên cơ sở xem xét đến các yếu tố ngôn ngữ, điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở phía người tiếp nhận.
6 Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ thận trọng trong viết học thuật bằng tiếng Anh và tiếng Việt / Vũ Thị Thanh Hoa // .- 2024 .- Số 4 (402) .- Tr. 51-58 .- 420
Nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ thận trọng trong bối cảnh khác nhau nhưng nghiên cứu về ngôn ngữ thận trọng được sử dụng trong văn bản học thuật tiếng Anh chưa nhiều. Vì thế nghiên cứu này được thực hiện để so sánh việc sử dụng ngôn ngữ thận trọng trong văn bản học thuật bằng tiếng Anh và tiếng Việt và trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
7 Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ thực vật trong đồng dao người Việt / Lê Thị Thuận // .- 2024 .- Số 4 (402) .- Tr. 59-63 .- 400
Sử dụng phương pháp miêu tả với thủ pháp chính là thống kê, phân loại. Bài viêt chỉ ra đặc điểm của thế giới thực vật xuất hiện trong đồng dao người Việt (tần số xuất hiện và ý nghĩa biểu trưng) nhằm làm nổi bật những nét độc đáo của thế giới thực vật trong đồng dao người Việt.
8 Tăng cường động lực thực hành nói trong lớp học tiếng Anh / Lê Thị Hoàn // .- 2024 .- Số 4 (402) .- Tr. 73-80 .- 420
Trình bày một số biện pháp nhằm tăng cường động lực thực hành nói trong lớp học tiếng Anh. Kỹ năng nói luôn là một thách thức lớn đối với đa phần sinh viên thuộc các thế hệ khác nhau, dẫn đến việc sinh viên ngại luyện tập nói trong giờ học và cả ngoài giờ học.
9 Miền nguồn “bão” trong diễn ngôn ẩn dụ về dịch bệnh Covid-19 trên báo điện tử trực tuyến tiêng Việt / Nguyễn Thị Bích Hạnh // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 3-10 .- 400
Khảo sát và nghiên cứu ẩn dụ có miền nguồn “bão” trong các bài viết liên quan đến dịch bệnh Covid-19 trên báo điện tử trực tuyến tiếng Việt. Bài viết đã sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính mà chủ yếu là phân tích diễn ngôn, kết hợp với thủ pháp thống kê, phân loại để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
10 Ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của chữ 家 (gia) / Nguyễn Anh Thục // .- 2024 .- Số 5 (403) .- Tr. 11-17 .- 400
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa hình, âm và nghĩa của 家 (gia), từ đó làm rõ nội hàm văn hóa cũng như quan niệm về gia đình tiềm ẩn trong chữ Hán này, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học ngôn ngữ kết hợp với thành tố văn hóa cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc ở Việt Nam.