Đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề được quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan đến bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, việc Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo áp dụng “thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định từ tháng 10 năm 2017 đến nay vẫn chưa gỡ được. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về quản lý đội tàu cá chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Illegal, Unreported and Unregulated fishing – IUU fishing) ở Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý đội tàu khai thác hiệu quả nhằm đạt được mục đích gỡ “thẻ vàng” thành công trong thời gian tới.
Xác định thị trường liên quan là yêu cầu tiên quyết trong mô thức kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tại hầu hết các khu vực pháp lý trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Các nền tảng số trung gian với sự xuất hiện của các động lực kinh tế mới (thị trường đa diện, hiệu ứng mạng…) đang khiến cho việc vận dụng các công cụ kinh tế học pháp luật truyền thống về xác định thị trường liên quan trở nên khó khăn và từ đó ảnh hưởng đến tính chính xác và hiệu quả của công tác thực thi. Bài viết tập trung làm rõ những thách thức mà nền tảng số trung gian đặt ra đối với pháp luật Việt Nam về xác định thị trường liên quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tại Việt Nam trong bối cảnh mới.
Ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội là một xu thế tất yếu và hoạt động xét xử của tòa án cũng không là ngoại lệ. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng AI trong hoạt động xét xử của tòa án tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ đó gợi mở giá trị tham khảo cho Việt Nam trong thời gian tới.
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp phi tố tụng tư pháp rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Hơn 13 năm qua, Luật Trọng tài thương mại (TTTM) năm 2010 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của tố tụng trọng tài ở Việt Nam, tương đồng với pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các phán quyết trọng tài thương mại (sau đây viết tắt là PQTT) sau khi được ban hành thường bị các bên tranh chấp yêu cầu Toà án hủy ngày càng nhiều khiến cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thường rất lo lắng, chưa tin tưởng vào chủ thể giải quyết tranh chấp này. Để góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại, tạo dựng niềm tin cho các chủ thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, thông qua các quyết định về hủy PQTT được công bố công khai của tòa án, bài viết tập trung đi sâu phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn giải quyết yêu cầu hủy PQTT tại tòa án để chỉ ra những vướng mắc, bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu hủy PQTT tại tòa án.
Ngày 09/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27NQ/ TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới với nội dung “hoàn thiện thể chế để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp…”, từ đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật để Viện kiểm sát nhân nhân thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự nói riêng. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng này.
Tiền ảo là một vấn đề rất mới và là một sản phẩm của thời đại công nghệ 4.0. Tiền ảo đã phát triển nhanh chóng và có ảnh hưởng nhất định đến các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những ưu điểm đem lại trong việc phát triển các dịch vụ thanh toán, tài chính hiện đại thì tiền ảo cũng đem lại một số tác động tiêu cực. Vậy những tác động của tiền ảo như thế nào và Chính phủ cần làm gì để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ tiền ảo đến sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là những vấn đề mà nghiên cứu này tập trung làm rõ.
Thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh. Đó là việc thu nhận các dữ liệu thực tế có chứa nguồn chứng cứ do Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định. Việc ghi nhận dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ góp phần giải quyết nhiều vướng mắc của thực tế. Trong thực tiễn chuyển hóa dữ liệu điện tử thành chứng cứ pháp lý, luật sư còn gặp khó khăn do thiếu kiến thức, kỹ thuật về lĩnh vực này. Bài viết phân tích kinh nghiệm của luật sư khi thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử và một số khó khăn, bất cập trong quá trình luật sư thực hiện, từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử của luật sư.
Phẫu thuật phẫu thuật nẹp vít qua da, hàn xương liên thân đốt ít xâm lấn (MIS TLIF) được coi là phương pháp hứa hẹn cho các bệnh nhân trượt đốt sống vùng thắt lưng – cùng, với các ưu điểm như vết mổ nhỏ, phục hồi nhanh, cùng hệ thống cảnh báo thần kinh giúp tăng độ an toàn cũng như hạn chế biến chứng cho người bệnh. Từ 2022 đến 12/2024, có 50 trường hợp trượt đơn tầng vùng cột sống thắt lưng – cùng được phẫu thuật MIS TLIF có theo dõi thần kinh trong mổ.
Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi hoại tử do Staphylococcus aureus ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2022 đến 06/2023.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo phương thức hoà giải, trọng tài ở Việt Nam thời gian qua đã có bước tiến đáng kể. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hoà giải thương mại, trọng tài thương mại ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế nhất định. Bài viết đánh giá thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại thông qua phương thức hoà giải, trọng tài thương mại và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này trong thời gian tới.