CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Cảm nhận hạnh phúc tài chính của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng sử dụng blockchain / Tăng Mỹ Sang // .- 2025 .- Số 281 kỳ 1 tháng 02 .- Tr. 16 - 19 .- 332.024
Bài viết nhằm tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc tài chính của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng sử dụng blockchain. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp định lượng thông qua dữ liệu khảo sát từ 383 khách hàng đang sử dụng các dịch vụ có ứng dụng blockchain tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện qua hai bước gồm đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả đã chỉ ra rằng tuân thủ quy định, hiệu quả và an toàn có tác động tích cực và đáng kể đến cảm nhận sự minh bạch thông tin và hạnh phúc tài chính của khách hàng. Kết quả cũng xác nhận vai trò trung gian của cảm nhận sự minh bạch thông tin. Các hàm ý quản trị đã được đưa ra dựa trên các kết quả này.
2 Một số khuyến nghị thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển bền vững / Nguyễn Thị Hằng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 281 kỳ 1 tháng 02 .- .- 658
Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Quản lý, phát triển lành mạnh, bền vững thị trường này, góp phần quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi trong việc thu hút các nguồn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết khái quát thực trạng về thị trường bất động sản Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển bền vững thị trường này, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới.
3 Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động theo pháp luật Nhật Bản - kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Đình Quang Phúc // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 61-68 .- 340
Người lao động đôi khi chính là đôi thủ cạnh tranh nguy hiêm nhât của doanh nghiệp vì họ có thể tiếp cận được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đó và mang sang phục vụ cho đối thủ cạnh tranh hoặc tự kinh doanh để cạnh tranh với doanh nghiệp cũ. Thỏa thuận không cạnh tranh được xem là một trong những công cụ hiệu quả để ngăn chặn những hành vi này. Tại Việt Nam, vấn đề thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động vần chưa được pháp luật quy định trực tiếp. Trong khi đó, vấn đề này đã được quy định cụ thể hon trong pháp luật Nhật Bản. Với sự tương đồng nhất định về văn hóa, xã hội và pháp luật giữa hai quốc gia, tác giả sử dụng phưcmg pháp luật học so sánh để phân tích quy định của pháp luật Nhật Bản và thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động. Các bài học kinh nghiệm rút ra được qua nghiên cứu giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian tới.
4 Một số thành tựu và nguyên nhân phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001 -2010 / Nguyễn Anh Chương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 31 - 40 .- 330
Bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, trong bối cảnh tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, Hàn Quốc đã nhanh chóng vượt qua và vươn lên trở thành một quốc gia phát triển. Việc kịp thời áp dụng thực hiện nhiều chính sách, biện pháp mang tính sáng tạo, đột phá là nguyên nhân cơ bản giúp cho nền kinh tế của nước này đạt được nhiều thành tựu. Trong vòng 10 năm (2001-2010), quy mô nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc liên tục phát triển; các chỉ số phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, quan hệ thương mại và đầu tư... đều gia tăng mạnh mẽ. Những thành tựu này giúp Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển, là một trong bốn “con rồng châu Á” và gia nhập vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). Bài viết tập trung làm rõ những thành tựu và nguyên nhân chủ yếu trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2010, từ đó đưa ra một số kết luận.
5 Độc quyền trong nền kinh tế nền tảng ở Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp / Trần Thu Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 41 - 50 .- 330
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỳ thuật trên thế giới, kinh tế số đã trở thành một động lực tăng trưởng trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, tình trạng độc quyền trong nền kinh tế số, bao gồm độc quyền trong nền kinh tế nền tảng khiến Bắc Kinh phải gấp rút tăng cường xây dựng và hoàn thiện các quy định và chế tài chống độc quyền. Bài viết nhận diện thực trạng độc quyền trong nền kinh tế nền tảng ở Trung Quốc; đồng thời phân tích các giải pháp chống độc quyền của Trung Quốc trong những năm gần đây.
6 Ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 3 - 12 .- 327
Trong nhiệm kỳ của Tông thông Moon Jae-in, Hàn Quôc đã chủ động thực hiện nhất quán chính sách “hướng Nam mới” (The New Southern Policy) nhằm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN và Ân Độ. Với vị thế quốc tế ngày càng cao lại có thành tựu phát triển kinh tế nổi bật, Việt Nam được Hàn Quốc đặc biệt quan tâm trong quá trình triển khai chính sách này. Trên cơ sở đó, quan hệ giữa hai nước đã đạt được nhiều bước tiến toàn diện và đột phá trên các lĩnh vực hợp tác, trong đó có chính trị - ngoại giao. Xuất phát từ thực tiền đó, bài viết tập trung phân tích những kết quả đạt được, đồng thời xác định những hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với bộ đôi đối tác chiến lược toàn diện trong thế kỷ XXL
7 Hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1992 đến nay / Nguyễn Thị Ngọc Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 69-80 .- 327
Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo nguôn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản trong hon 30 năm đã có nhiều điểm nhấn quan trọng, đặc biệt là sau khi nối lại quan hệ viện trợ và nâng cấp quan hệ từ "đối tác chiến lược" trở thành "đối tác chiến lược sâu rộng". Hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực giữa hai quốc gia đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển nhanh chóng và bền vừng. Từ năm 1992 đến nay là cả một tiến trình hợp tác với nhiều dấu ấn cũng như thành tựu, hạn chế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản và đó cũng là những nội dung chính của bài viết này.
8 Giáo dục ở một số quốc gia Đông Bắc Á : truyền thống, đặc tính và xu thế phát triển / Nguyễn Văn Kim // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 21 - 38 .- 327
Giáo dục có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Giáo dục có thể tạo dựng nền tảng văn hóa, nâng tầm tri thức của dân tộc và vạch định hướng đi cho dân tộc. Trong lịch sử của các quốc gia Đông Bắc Á, giáo dục đã sớm hình thành và được coi trọng. Nghiên cứu mô hình, cách thức tổ chức giáo dục, sự phát triển học thuật giữa các quốc gia có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng, dị biệt. Cũng như Hàn Quốc (Cao Ly, Triều Tiên) và Việt Nam (Đại Việt, Đại Nam), Nhật Bản từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng giáo dục Nhật Bản đã phát triển theo con đường riêng với nhiều nét đặc thù. Chính những đặc thù đó đã góp phần tạo nên điều kiện thiết yếu cho sự thành công của Nhật Bản. Trên cơ sở nghiên cứu khu vực, so sánh giữa Nhật Bản, Hàn Quốc (và ở mức độ nhất định là trường hợp Việt Nam), bài viết muốn làm rõ những đặc tính chung, riêng trong truyền thống giáo dục giữa các quốc gia khu vực và tác động, hệ quả đa chiều dần đến sự phát triển khác biệt của các nước về sau.
9 Kinh tế Nhật Bản năm 2022 : một số đặc điểm nổi bật và chính sách ứng phó / Trần Ngọc Nhật // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 61-70 .- 330
Năm 2022, nền kinh tế Nhật Bản đã có những dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,8%, vượt mức ước tính ban đầu là 2,2% và tăng 0,9% so với kỳ vọng của thị trường. Xuất khẩu giữ ở mức ổn định nhờ vào những dấu hiệu suy yếu trong mâu thuẫn thương mại Trung - Mỹ. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại quốc tế của Nhật Bản lại trở nên bấp bênh hơn, vào năm 2022, cán cân thương mại của Nhật Bản đã thâm hụt kỷ lục 11.010 tỷ yên (73 tỷ USD). Dự báo tăng trưởng của Nhật Bản trong năm tài chính 2023 (bắt đầu từ tháng 4/2023 và kết thúc vào tháng 3/2024) đã được điều chỉnh tăng, theo đó GDP thực tế tăng 1,5% so với năm 2022 lên khoảng 558,5 nghìn tỷ yên. Các chính sách kích thích kinh tế mới của Nhật Bản chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đến nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2023.
10 Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Trung Quốc / Nghiêm Thúy Hằng, Đồng Xuân Dương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 71 - 78 .- 332
Trong kỷ nguyên kinh tế “bình thường mới” (Mí^ỉiS), Chính phủ Trung Quốc đang hướng tới mô hình tăng trưởng định tính thay cho mô hình tăng trưởng định lượng hiện có. Đê phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất sang phát triển công nghệ cao, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chiến lược “Khởi nghiệp và đổi mới đại chúng” (À&ÊỊJlllZ.7jẨtẾll^JÍ) thông qua việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới mang tính bền vững. Các chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc đã khiến văn hóa khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng và các nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh chóng. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2022, trên cơ sở đó bước đầu làm rõ vị thế, đặc thù, năng lực cạnh tranh, triển vọng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trung Quốc trong thời gian tới.