Bài báo phân tích thực trạng tài chính nông nghiệp Việt Nam, chỉ ra những thách thức chính và đề xuất giải pháp phát triển bền vững. Kết quả cho thấy nông hộ nhỏ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và ứng dụng công nghệ do thiếu tài sản đảm bảo, thu nhập thấp và hạn chế kỹ năng. Các chính sách hỗ trợ tuy đã có tác động tích cực nhưng chưa đủ. Nghiên cứu đề xuất phát triển sản phẩm tài chính mới, tăng hỗ trợ, nâng cao kỹ năng và hội nhập mô hình tài chính toàn cầu để ngành nông nghiệp thích ứng tốt hơn với thách thức hội nhập và biến đổi khí hậuBài báo phân tích thực trạng tài chính nông nghiệp Việt Nam, chỉ ra những thách thức chính và đề xuất giải pháp phát triển bền vững. Kết quả cho thấy nông hộ nhỏ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và ứng dụng công nghệ do thiếu tài sản đảm bảo, thu nhập thấp và hạn chế kỹ năng. Các chính sách hỗ trợ tuy đã có tác động tích cực nhưng chưa đủ. Nghiên cứu đề xuất phát triển sản phẩm tài chính mới, tăng hỗ trợ, nâng cao kỹ năng và hội nhập mô hình tài chính toàn cầu để ngành nông nghiệp thích ứng tốt hơn với thách thức hội nhập và biến đổi khí hậu.
Trong những năm gần đây, các hình thức thanh toán mua trước trả sau (Buy now - Pay Later) đang trở nên phổ biến, tuy nhiên Nguyên tắc cơ bản cốt lõi của “mua trước trả sau” trong việc cung cấp tín dụng không lãi suất cho người tiêu dùng đang bị thách thức bởi lạm phát và lãi suất gia tăng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua trước trả sau (Buy now - Pay later) đối với hình thức thanh toán trực tuyến của thế hệ Z, bao gồm: (1) Nhận thức lợi ích, (2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Nhận thức rủi ro, (4) Kiến thức tài chính số, (5) Ảnh hưởng xã hội. Nghiên cứu thông qua sử dụng khảo sát 306 phần tử mẫu, nhóm tác giả đưa ra kết luận yếu tố Ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng hình thức mua trước trả sau (Buy now - Pay later) đối với hình thức thanh toán trực tuyến của thế hệ Z. Từ đó, nhóm tác giả đề ra giải pháp phù hợp giúp ích cho nhà nước, người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
Trong giai đoạn 2018 - 2023, Việt Nam đã chứng kiến sự tương quan chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua GDP, và lượng khí thải carbon (CO2), đặt ra nhiều thách thức lẫn cơ hội trong hành trình hướng đến phát triển bền vững. Dù kinh tế Việt Nam đạt được những bước tăng trưởng ấn tượng, câu hỏi về mặt trái của tăng trưởng - lượng khí thải CO2 tăng cao - cũng được quan tâm một cách nghiêm túc. Thực trạng phát triển kinh tế xanh trong khoảng thời gian này phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Dù vậy, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh vẫn đối mặt với nhiều thách thức, từ cơ sở hạ tầng, công nghệ cho đến nhận thức của người dân và doanh nghiệp.Khí thải carbon ở Việt Nam trong giai đoạn này cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể, phản ánh lối sống và mô hình phát triển chưa thực sự bền vững. Việc này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời phát triển kinh tế một cách bền vững. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xanh và khí thải carbon cho thấy, việc chuyển đổi sang một mô hình kinh tế xanh không chỉ giảm thiểu được lượng khí thải, mà còn mang lại lợi ích kinh tế dài hạn thông qua việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh. Để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và giảm thiểu khí thải carbon ở Việt Nam, cần phải có sự kết hợp giữa các giải pháp từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Các giải pháp bao gồm: tăng cường sử dụng năng lượng sạch, phát triển công nghệ xanh, cải thiện hiệu quả năng lượng, và nâng cao nhận thức về môi trường. Việc này đòi hỏi một chiến lược mạnh mẽ và đồng bộ từ tất cả các bên liên quan để tạo ra một tương lai xanh và bền vững cho Việt Nam.
Các tổ chức tài chính vi mô (MFIs) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế với mục tiêu trao quyền tài chính cho những thành viên nghèo nhất trong xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững. Sứ mệnh của MFIs trên thế giới và tại Việt Nam là nhằm “xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực”, đồng thời cân bằng hai mục tiêu “xã hội và tài chính” trở thành trọng tâm của “lời hứa tài chính vi mô”. Ngày nay, bền vững về mặt tài chính và phục vụ xã hội trở thành một trong những thách thức mà các MFIs đang phải đối mặt để đạt được sự phát triển bền vững. Với những số liệu thu thập về tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chính thức được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, bài viết cho thấy những kết quả tích cực về tính bền vững tài chính, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị để phát triển bền vững các tổ chức này trong tương lai.
Đối với mỗi cá thể, bản sắc cá nhân và động lực bên trong là những yếu tố vô cùng quan trọng và có tính quyết định đến hành vi và thái độ của mỗi người. Ở doanh nghiệp, nhân viên ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường làm việc nhóm, mức độ sáng tạo và đổi mới trong nhóm cũng như phong cách lãnh đạo chuyển đổi của người giám sát thông qua bản sắc cá nhân và động lực bên trong. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu từ 221 nhân viên làm việc ở các lĩnh vực khác nhau để đánh giá mối quan hệ giữa bản sắc cá nhân, động lực bên trong, môi trường làm việc nhóm, sáng tạo và đổi mới trong nhóm, và phong cách lãnh đạo chuyển đổi được chia sẻ. Thông qua phương pháp hồi quy đa biến, kết quả cho thấy bản sắc cá nhân và động lực bên trong có tác động tích cực đến môi trường làm việc nhóm và lãnh đạo chuyển đổi được chia sẻ. Riêng đối với sáng tạo và đổi mới trong nhóm, kết quả chí có ý nghĩa thống kê đối với bản sắc cá nhân.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Tiếp thị kỹ thuật số trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu với 15 chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp và định lượng khảo sát trực tuyến với 300 đại diện của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, quy mô và vùng miền khác nhau trên cả nước, kết quả cho thấy có 6 nhóm yếu tố chính tác động đến việc áp dụng và hiệu quả của Tiếp thị kỹ thuật số, bao gồm: (1) Nhận thức và kiến thức về Tiếp thị kỹ thuật số của lãnh đạo doanh nghiệp, (2) Nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn, (3) Ngân sách đầu tư cho Tiếp thị kỹ thuật số, (4) Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, (5) Thị trường và hành vi người tiêu dùng, và (6) Chính sách và quy định của nhà nước. Trong đó, nhóm yếu tố về nhận thức và kiến thức của lãnh đạo, nguồn nhân lực và ngân sách được đánh giá là có tác động mạnh nhất. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính nhằm thúc đẩy phát triển Tiếp thị kỹ thuật số bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam như tăng cường đào tạo nhận thức và kỹ năng cho lãnh đạo và nhân viên, ưu tiên đầu tư ngân sách, xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại, và hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Nghiên cứu này phân tích về tác động của vốn nhân lực, cụ thể là trình độ học vấn của nhân viên và đào tạo nhân viên, đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong bối cảnh khu vực ASEAN. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu Khảo sát Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới trong năm 2015 và 2016 với 3.335 doanh nghiệp từ các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Nghiên cứu sử dụng mô hình multilevel mixed-effects logit để giải quyết cấu trúc dữ liệu theo thứ bậc (multilevel) của bộ dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của nhân viên và đào tạo nhân viên đều có tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN. Từ các kết quả trên, nghiên cứu cung cấp một góc nhìn cho các doanh nghiệp về cách thức nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất ở thị trường quốc tế thông qua việc nâng cao vốn nhân lực của lực lượng lao động.
Nghiên cứu này điều tra tác động của ý thức thời trang và những người có ảnh hưởng truyền thông xã hội đến hành vi của người tiêu dùng thời trang trực tuyến dựa trên lý thuyết mở rộng về hành vi có kế hoạch. Dữ liệu nghiên cứu từ 350 người tiêu dùng thông qua Bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần với phần mềm SmartPLS 4.0 để phân tích kết quả. Các phát hiện cho thấy những người có ảnh hưởng truyền thông xã hội và ý thức thời trang đều có ảnh hưởng đến ý định mua thời trang trực tuyến của người tiêu dùng. Trong đó, những người có ảnh hưởng truyền thông xã hội có tác động mạnh nhất đến ý định mua thời trang trực tuyến. Phát hiện nổi bật của nghiên cứu cho thấy người có ảnh hưởng tác động tích cực đến ý thức thời trang của người tiêu dùng. Những phát hiện này đưa ra những hàm ý về mặt quản lý nhằm giúp các nhà kinh doanh, nhà bán lẻ và nhà tiếp thị đưa ra những giải pháp tốt hơn trong thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bài viết này điều tra tác động của đô thị hóa đối với nền kinh tế ngầm tại một nhóm nước thuộc các con Hổ mới châu Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, trong giai đoạn 2002–2017. Kết quả phân tích bằng phương pháp hồi quy Bayes đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ mối quan hệ hình chữ U ngược giữa mức độ đô thị hóa và nền kinh tế ngầm. Từ góc độ chính sách, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng các quốc gia chưa có quá trình đô thị hóa vượt ngưỡng cần nhanh chóng đẩy nhanh quá trình này để có quy mô nền kinh tế ngầm thấp.
Bài báo sử dụng mô hình phân tích không gian dựa trên hai phương pháp Average Nearest Neighbour (ANN) và Kernel density nhằm xác định mối tương quan trong khai thác du lịch của tỉnh Bến Tre so với các địa phương lân cận. Bài báo tập trung khảo sát 05 loại hình điểm du lịch gồm: sinh thái tự nhiên, lịch sử và văn hóa, giải trí hiện đại, cộng đồng, tâm linh. Kết quả chỉ ra xu hướng phân bố các điểm loại hình, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các chiến lược khai thác tài nguyên, phát triển các loại hình du lịch tại địa bàn tỉnh Bến Tre nhằm tạo ra sự khác biệt và tăng sự cạnh tranh trong khu vực.