CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vật liệu
1 Tổng hợp vật liệu tioz/fe3o4 nanocomposit để tách chiết và làm giàu pb, ứng dụng phân tích pb trong mẫu nước / Trần Thị Thanh Thúy, Vũ Hữu Tài, Nguyễn Văn Trọng, Lê Hoài Ân // .- 2023 .- Tập 65 - Số 06 .- Tr. 13 - 21 .- 363
Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO/Fe3O,nanocomposit — chất hấp phụ pha rắn với kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử. Tính chất của vật liệu TiO/Fe3O4 nanocomposit được phân tích bằng các phương pháp SEM, EDX, XRD. Các điều kiện chiết pha rắn sử dụng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit như pH của dung dịch, khối lượng của vật liệu, thời gian hấp phụ, nồng độ chất giải hấp phụ được lần lượt khảo sát để đạt hiệu suất hấp phụ và giải hấp phụ cao nhất. Kết quả cho thấy khi sử dụng 150 mg chất hấp phụ trong 60 phút ở pH 8 và nồng độ chất giải hấp phụ HNO3 2M thì hiệu suất hấp phụ đạt 100% và hiệu suất giải hấp đạt 94,5% với nồng độ ban đầu của ion Pb2+ là 200 pg/L. Với các điều kiện tối ưu, ion chì được xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử GF-AAS với nồng độ chì theo đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 5,0-40,0 ug/L (r2=0,9998). Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,9 ug/L và 3,0 ug/L; hiệu suất thu hồi của phương pháp khoảng 92,1%. Phương pháp được ứng dụng để xác định ion chì trong mẫu nước.
2 Nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite cellulosenickel cho phản ứng oxi hóa điện hóa đối với UREA / Trần Thị Ngọc Thảo, Cao Thanh Nhàn, Phạm Hải Định, Trần Thảo Quỳnh Ngân // .- 2023 .- Tập 65 - Số 06 .- Tr. 30 - 38 .- 363
Trong báo cáo này, vật liệu composite cellulose/Ni(Cellulose/Ni) được tập trung nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng như vật liệu xúc tác cho phản ứng oxi hóa điện hóa urea trong môi trường kiềm. Cellulose được tách từ vỏ cam, một phế phẩm trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, bằng phương pháp phân hủy sinh học trong môi trường nước dừa. Sau đó, các hạt Ni được cố định trên nền cellulose bằng chất khử NaBH4. Tính chất của vật liệu Celluse/Ni được khảo sát bằng phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) để xác định hình thái, cấu trúc của bột giấy sau khi đã tổng hợp. Hoạt tính điện hóa của vật liệu xúc tác điện hóa cellulose/Ni được đo bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic voltammetry – CV). Kết quả cho thấy vật liệu composite cellulose/Ni thể hiện khả năng xúc tác điện hóa đối với urea trong môi trường kiềm. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc phát triển vật liệu, cũng như việc tận dụng nguồn chất thải trong ứng dụng vật liệu xúc tác cho phản ứng điện hóa urea.
3 Hợp tác Mỹ - Nga trong bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và vũ khí hạt nhân / Vũ Thị Hưng // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 37 - 39 .- 330
Là hai quốc gia sở hữu những kho hạt nhân lớn nhất thế giới, Mỹ và Nga có lợi ích và trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho các vật liệu hạt nhân và vũ khí hạt nhân, ngăn chặn nguy cơ các thực thể này rơi vào tay các tổ chức khủng bố. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ quá trình hợp tác giữa Mỹ và Nga trong vấn đề đảm bảo an ninh vật liệu hạt nhân và vũ khí hạt nhân.
4 Tái sử dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp thành chất độn cơ học cho vật liệu nền epoxy / Phạm Thị Hường // Khoa học Đại học Đồng Tháp .- 2023 .- Số 2 .- Tr.59-65 .- 531
Nước ta là một đất nước phát triển về nông nghiệp. Sản lượng lúa thu hoạch được mỗi năm từ các tỉnh là rất lớn và là nguồn kim ngạch xuất khẩu ra nước ngoài cao. Trong quá trình thu hồi và xay xát lúa thành gạo thì lượng vỏ trấu được tách ra là quá lớn. Vì thế vỏ trấu thường được thu hồi và sử dụng làm chất đốt hoặc làm chất ủ cho các cây trồng khác. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là trong thành phần của tro trấu chứa nhiều silicon oxide rất phù hợp làm chất độn cơ học cho vật liệu polymer composite. Vì vậy, bài báo đã nghiên cứu quá trình thu hồi, xử lý vỏ trấu ban đầu để tái sử dụng nó làm chất độn cho vật liệu composite nền epoxy. Kết quả nghiên cứu cho thấy với hàm lượng 30 phần khối lượng, trấu sau xử lý cho độ bền cơ học của vật liệu polymer composite là tốt nhất so với độ bền cơ học của vật liệu nền.
5 Khảo sát khả năng hấp phụ xanh methylene trong nước bằng vật liệu MnFe2O4/Bentonite / // Khoa học Đại học Đồng Tháp .- 2023 .- Số 2 .- Tr.66-76 .- 540
Vật liệu MnFe2O4/bentonite được điều chế bằng phương pháp hóa học ướt, sản phẩm được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và đường đẳng nhiệt hấp phụ/giải hấp phụ nitrogen. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ MB của vật liệu như pH, nồng độ ban đầu, lượng chất hấp phụ, thời gian và nhiệt độ được khảo sát. Kết quả cho thấy, dung lượng hấp phụ thuốc nhuộm tăng khi nồng độ, thời gian tiếp xúc, pH và nhiệt độ tăng. Động học hấp phụ MB trên vật liệu điều chế phù hợp với mô hình động học biểu kiến bậc hai. Đường đẳng nhiệt hấp phụ tuân theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ xanh methylene cực đại là 119,05 mg/g ở 323K. Quá trình hấp phụ MB của MnFe2O4/bentonite là quá trình thu nhiệt và tự xảy ra. Từ các kết quả cho thấy, MnFe2O4/bentonite là chất hấp phụ có triển vọng để loại bỏ thuốc nhuộm ra khỏi nước thải một cách hiệu quả.
6 Vật liệu siêu dẫn và hành trình khám phá chưa có hồi kết / Đinh Văn Chiến // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 50-53 .- 530
Phân tích vật liệu siêu dẫn và hành trình khám phá chưa có hồi kết. Có thể thấy, hành trình tìm kiếm chất siêu dẫn đã dần tiến tới việc tổng hợp các chất siêu dẫn dưới áp suất cao gấp hàng triệu lần áp suất khí quyển vẫn còn là một thử thách không nhỏ. Ngày nay, khi mà kim cương tổng hợp cũng có thể tạo được ra bằng cách sử dụng kỹ thuật lắng đọng hơi hóa học với áp suất thấp, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào những khám phá mới về chất siêu dẫn ở nhiệt độ phòng với phương páp áp suất thấp. Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức với ngành khoa học siêu dẫn, nhưng những dự đoán lý thuyết sẽ là cơ sở khoa học mạnh mẽ để thúc đẩy những kiểm chứng thực nghiệm nhằm tìm ra những chất siêu dẫn ở nhiệt độ phòng với áp suất thấp, phục vụ các mục đích ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
7 Nghiên cứu tính toán bền kết cấu khung xương sát – xi liền khối chịu lực ô tô khách 29/34 chỗ Samco Isuzu / Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Văn Sỹ // .- 2021 .- Số 45B .- Tr. 79-89 .- 629.222
Nghiên cứu thực hiện phân tích mô phỏng bền kết cấu khung xương sát – xi liền khối chịu lực monocoque ô tô khách dưới tải trọng tĩnh. Kết quả tính toán mô phỏng thực tế cho thấy quá trình xoắn có giá trị ứng suất, chuyển vị lớn nhất và nằm trong giá trị cho phép. Kết cấu khung xương sát – xi thỏa mãn được độ bền và độ cứng kết cấu.
8 Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi : báo cáo 1 ca lâm sàng / Phạm Thị Việt Dung, Phạm Kiến Nhật // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 271-275 .- 610
Nghiên cứu trình bày báo cáo 1 ca phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi. Phương pháp điều trị thông thường đối với các trường hợp nhiễm trùng sau đặt vật liệu độn mông là sử dụng liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật lấy bỏ vật liệu càng sớm càng tốt. Kết quả sau mổ bệnh nhân hết sốt, vết mổ liền tốt. Sau 8 tháng, hai mông hoàn toàn ổn định, không có biểu hiện nhiễm trùng tái phát, siêu âm không thấy tụ dịch. Phối hợp liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật bảo tồn túi độn là khả thi và có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần thời gian theo dõi dài hơn và trên số lượng lớn ca lâm sàng.
9 Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí ở nhiệt độ phòng trên cơ sở vật liệu polypyrole / Trần Thanh Bình, Luyện Quốc Vương, Hoàng Văn Hán // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 3(Tập 64) .- Tr. 50-54 .- 530
Trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp polypyrrole (Ppy) biến tính Dodecylbenzen sulfonic axit (DBSA) có cấu trúc nano định hướng ứng dụng cho cảm biến khí NH3 hoạt động ở nhiệt độ phòng. Kết quả phân tích cấu trúc hình thái bề mặt và thành phần hóa học của màng PPy được nghiên cứu lần lượt bằng kính hiển vi điện tử quét phân giải cao (FE-SEM), phổ hồng ngoại biến đổi Fpurier (FT-IR) và UV-Vis. Sản phẩm thu được bằng phương pháp điện hóa với màng PPy có cấu trúc nano, độ dẫn của màng PPy phụ thuộc vào nồng độ chất biến tính DBSA. Các kết quả thu được chứng minh rằng, vật liệu nano PPy là những đối tượng đầy tiềm năng ứng dụng làm lớp vật liệu nhạy cho cảm biến khí.
10 Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu đế α-SiO2 đến khả năng hấp thụ khí CO của graphene bằng tính toán mô phỏng lý thuyết phiếm hàm mật độ / // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 68(Tập 63) .- Tr. 1-8 .- 570
Trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu đế α-SiO2 đến khả năng hấp thụ khí CO của graphene bằng tính toán mô phỏng lý thuyết phiếm hàm mật độ. Kết quả cho thấy sự hấp thụ khí CO trên bề mặt graphene là hấp thụ vật lý điển hình. Các thuộc tính hấp thụ của khí CO trên graphene tự do và trên G/α-SiO2 như năng lượng hấp thụ, khoảng cách hấp thụ, độ dài đáp ứng đã được tính toán chi tiết. Kết quả cũng cho thấy α-SiO2 là vật liệu đế có thể sử dụng để làm tăng năng lượng hấp thụ của CO trên graphene. Sử dụng đế α-SiO2 làm tăng độ nhạy đối với CO của graphene, tuy giá trị tăng nhỏ, nhưng điều này có ý nghĩa đối với sự lựa chọn vật liệu đế cho graphene khi thiết kế các linh kiện dùng làm cảm biến khí độc CO.