CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Việt Nam

  • Duyệt theo:
91 Thực thi hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN: những vấn đề từ sự chồng chéo trong các cam kết bảo hộ đầu tư nước ngoài của Việt Nam / Trần Việt Dũng // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 11-18 .- 340

Phân tích về những vấn đề pháp lý liên quan tới sự tồn tại song song của các hiệp định bảo hộ đầu tư tại ASEAN, đặc biệt đối với Việt Nam, đồng thời đưa ra kiến nghị để giải quyết thực trạng.

92 Hiệp định về tự do di chuyển thể nhân trong ASEAN và tác động đối với Việt Nam / Phạm Thị Hiền, Nguyễn Tuấn Vũ // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 28-34 .- 340

Phân tích những vấn đề pháp lý của MNP với bốn vấn đề cơ bản sau đây: khái quát về AEC và di chuyển thể nhân, những nội dung cơ bản của MNP về di chuyển thể nhân, tác động của hiệp định trong việc thành lập một thị trường đơn nhất và tự do di chuyển con người, vấn đề đặt ra trong việc thực thi hiệp định đối với Việt Nam.

93 Học thuyết forum non conveniens trong tư pháp quốc tế Hoa Kỳ - một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam / Phan Hoài Nam // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 6 (109) .- Tr. 59-66 .- 340

Nghiên cứu về nội dung học thuyết forum non conveniens để đánh giá và kiến nghị một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho pháp luật Việt Nam.

94 Pháp điển hóa tư pháp quốc tế Bỉ và một số gợi ý đối với Việt Nam / Ngô Quốc Chiến // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 6 (109) .- Tr. 67-74 .- 340

Phân tích thực trạng tư pháp quốc tế Bỉ trước khi có Bộ luật Tư pháp quốc tế, mục đích, đối tượng, phạm vi điều chỉnh và cấu trúc của Bộ luật Tư pháp quốc tế Bỉ năm 2004, trên cơ sở đó đề ra một số kiến nghị cho Việt Nam.

95 Bảo vệ môi trường từ góc độ giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thanh Tú, Lê Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Nhung // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 3 (106) .- Tr. 3-12 .- 340

Phân tích một số vụ kiện mà nhà đầu tư nước ngoài đã khởi kiện một số nhà nước để tìm hiểu tại sao biện pháp bảo vệ môi trường được chấp nhận hay không nhằm rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

97 Phân biệt tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù với một số hoạt động hợp tác khác trong tố tụng hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài / Lê Đức Phương // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 5 (349) .- Tr. 58-65 .- 340

Phân tích các đặc điểm pháp lý cơ bản của hoạt động tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, từ đó so sánh với một số hoạt động hợp tác khác trong tố tụng hình sự giữa Việt nam với nước ngoài như dẫn độ và tương trợ tư pháp về hình sự.

98 Hoạt động xúc tiến thương mại và trung gian thương mại theo pháp luật Việt Nam / Nguyễn Văn Tuyến // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 5 (349) .- Tr. 66-73 .- 340

Phân tích, bình luận bản chất pháp lý của các hành vi trong hoạt động xúc tiến thương mại và trung gian thương mại; từ đó chỉ ra một số hạn chế bất cập, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

99 Thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam / Đinh Văn Đoàn // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 6 (350) .- Tr. 18-25 .- 340

Phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi, đồng thời cho thấy những hạn chế của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cần tiếp tục hoàn thiện nhằm bảo vệ tốt nhất quyền của bị hại là người dưới 18 tuổi.

100 Án lệ và việc áp dụng án lệ để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Quang Thành // Luật học .- 2017 .- Số 4 (203) .- Tr. 45-58 .- 340

Đề cập sự hình thành án lệ, vai trò của án lệ; việc áp dụng án lệ; nêu một số kiến nghị về việc áp dụng án lệ để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.