CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiểu thuyết

  • Duyệt theo:
1 Biểu thức miêu tả chiếu vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng (qua tiểu thuyết Số đỏ và Giông tố) / Đặng Nhật Minh // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 186-191 .- 800.01

Nghiên cứu biểu thức miêu tả chiếu vật trong hai cuốn tiểu thuyết là Giông tố và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng trên các phương diện cấu tạo, đặc điểm và giá trị phong cách của tác giả. Chiếu vật là phương diện ngữ dụng đầu tiên của diễn ngôn. Đối với các tác phẩm văn học, chiếu vật thường đa dạng và mang hàm ngôn.

2 Vài nét về giai đoạn đầu của tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc đương đại / Đào Văn Lưu // .- 2024 .- Số 3 (271) - Tháng 3 .- Tr. 60-68 .- 800.01

Phân tích về bối cảnh ra đời, khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tiểu thuyết Tiên phong đối với sự phát triển của văn học Trung Quốc đương đại. Tiểu thuyết Tiên phong theo nghĩa hẹp chỉ là những tiểu thuyết liên quan mật thiết, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những sang tác văn học thuộc trào lưu triết học hiện đại, trào lưu mỹ học và chủ nghĩa hiện đại phương Tây.

3 Tiểu thuyết về đề tài “tam nông” Trung Quốc đầu thế kỷ XXI / Đào Văn Lưu // .- 2023 .- Số 5 (261) - Tháng 5 .- Tr. 42-54 .- 800.01

Khái quát về một số đặc điểm của tiểu thuyết về đề tài “tam nông” giai đoạn đầu thế kỷ XXI, cũng như thân phận nông dân ở khía cạnh là người lao động nhập cư trong xã hội Trung Quốc đương đại cũng như trong dòng chảy văn học Trung Quốc hiện nay.

4 Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của John Maxwell Coetzee / Bùi Điền Nguyên // .- 2023 .- Số 28 .- Tr. 87 - 98 .- 895.92244

John Maxwell Coetzee là niềm tự hào của Nam Phi khi được xướng tên là chủ nhân của giải Nobel Văn học 2003. Tiểu thuyết của ông phục dựng một thế giới trúc trắc, hỗn độn, đầy phí lí của xã hội Nam Phi trong giai đoạn ngự trị và hậu kỳ Apartheid. Sống trong bối cảnh đó, con người tồn tại là những mảnh vỡ, vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của Apartheid. Từ đây, con người bất lực trong giao tiếp, mang tâm lí hoài nghi, thốt ra những câu từ rời rạc, đứt gãy, sai lạc và ngẫu nhiên. Nghiên cứu tiểu thuyết của Coetzee ở phương diện ngôn ngữ, người viết mong muốn chỉ ra những vỉa tầng nội dung được nhà văn ẩn giấu đằng sau lớp ngôn ngữ mảnh vỡ của nhân vật; đồng thời khám phá, khai thác các thông điệp tư tưởng mà nhà văn gửi gắm.

5 Ẩn dụ bản thể chỉ “cái chết” trong tiểu thuyết trinh thám “hannibal” của Thomas Harris / Nguyễn Minh Thu // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 25-30 .- 800.01

Khảo sát các ẩn dụ bản thể trong tác phẩm văn học giúp khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn chương. Từ đó, giá trị của tiểu thuyết trinh thám được mở rộng, không chỉ dùng ở mặt nội dung câu chuyện mà còn khả năng phản ánh thế giới thực tại một cách đa chiều.

6 Tiểu thuyết của các nhà văn Mỹ góc Hàn nhìn từ hai hệ chủ đề chính – Giấc mơ Mỹ và phụ nữ mua vui / Nguyễn Phương Thảo // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 3(613) .- Tr. 69-79 .- 800.01

Tìm hiểu về văn học di cư/ nhập cư người Mỹ gốc Hàn qua những chủ đề sáng tác chính của họ trong tương quan với văn học Hàn Quốc hiện/đương đại, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề Giấc mơ Mỹ và Phụ nữ mua vui. Từ đó suy nghĩ thêm về vị thế của dòng văn học di cư/ nhập cư người Mỹ gốc Hàn trong văn học Hàn Quốc và văn học thế giới.

7 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhìn từ sự biểu đạt của những kí hiệu ngôn ngữ / Lê Dục Tú // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 78-84 .- 895.92

Bài viết đi sâu vào khảo sát hai bình diện trong ngôn ngữ biểu đạt của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là từ ngữ mang đậm chất tục, giàu tính hình tượng và câu văn phi truyền thống, tỉnh lược về ngữ pháp. Từ những đặc điểm này trong ngôn ngữ tiểu thuyết, người đọc thấy được phong cách và những cách tân thể loại của nhà văn.

8 Tiếp nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương / Đỗ Hải Ninh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 85-94 .- 895.92

Bài viết tìm hiểu quá trình tiếp nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm làm rõ những cách đọc, những thảo luận và xu hướng đánh giá một hiện tượng tiểu thuyết nổi bật của văn học Việt Nam đương đại. Bài viết cũng hướng tới lí giải nguyên nhân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xuất hiện từ năm 1991 nhưng phải đến sau năm 2000 mới thực sự tạo nên sự chú ý của dư luận, đặc biệt qua các bài viết nghiên cứu, phê bình.

9 Tự sự trong tiểu thuyết sinh thái Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay / Đào Văn Lưu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 2(246) .- Tr. 62-72 .- 800.01

Nghiên cứu một số vấn đề về tự sự trong tiểu thuyết sinh thái Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Tiểu thuyết sinh thái Trung Quốc trong đầu thế kỷ mới đã đột phá những giới hạn hình thức văn học truyền thống về quan hệ giữa con người với tự nhiên.

10 Những mảnh vở cảnh quan trong tiểu thuyết W.G.Sebald : kiến trúc như các “chỉ dấu” của kí ức / Nguyễn Phương Khánh // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 4(602) .- Tr. 56-68 .- 800.01

Phân tích các đặc điểm và mối quan hệ giữa phong cảnh, các công trình kiến trúc được miêu tả một cách kì quái dưới cảm giác chết chóc tan rữa đầy ám ảnh của người kể chuyện với hành trình, kí ức, lịch sử trong tiểu thuyết của Sebald.