CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giải quyết tranh chấp
1 Giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án theo pháp luật Nhật Bản và Việt Nam / Vũ Thị Duyên Thủy, Lê Mạnh Hùng // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 77-92 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích tổng quan về hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án tại Nhật Bản và Việt Nam; đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam tù kinh nghiệm của Nhật Bản, nhằm giải quyết tốt hơn các tranh chấp môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới.
2 Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước bằng hòa giải minh bạch hay bảo mật? / Võ Phương Thảo, Đào Kim Anh // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 24- 30 .- 340
Bài viết đánh giá mức độ minh bạch cần thiết trong quy trình hòa giải cũng như sự tương quan giữa nguyên tắc minh bạch và quy định về hòa giải đầu tư trong các hiệp định đầu tư hiện hành và các quy tắc hòa giải, bài của phương thức giải quyết tranh chấp này. Bài viết đồng thời đưa ra một số khuyến nghị về việc xây dựng quy tắc hòa giải hiệu quả và quy định hòa giải trong các hiệp định đầu tư, nhằm đạt được sự cân bằng cần thiết nêu trên.
3 Sự chuyển đổi của giải quyết tranh chấp thay thế: từ hình thức truyền thống sang giải quyết tranh chấp trực tuyến / Nguyễn Thị Thu Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 64- 75 .- 340
Bài viết này phân tích sự dịch chuyển của phương pháp giải quyết tranh chấp từ tư pháp truyền thống sang tư pháp kỹ thuật số. Bài viết trước hết đề cập đến mối quan hệ giữa luật pháp, công nghệ và giải quyết tranh chấp thông qua khái niệm giải quyết tranh chấp trực tuyến. Sau đó, tác giả phân tích khái niệm công lý kỹ thuật số (digital justice).
4 Kinh nghiệm giải quyết hài hòa lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Hoàng Thị Thinh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 92-96 .- 363
Phát triển năng lượng tái tạo là một xu thế tất yếu không chỉ góp phần quan trọng nhằm ứng phó ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn mang lại những lợi ích to lớn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quốc gia. Để giải quyết bài toán phát triển năng lượng tái tạo trong tổng thể an ninh năng lượng thì việc áp dụng các chính sách kinh tế liên quan đến thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đảm bảo cân đối với phát triển kinh tế bền vững, hài hòa quan hệ lợi ích, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia chính là đòn bẩy quyết định đến thành công của việc phát triển ngành năng lượng tái tạo. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển năng lượng tái tạo có ý nghĩa cấp thiết đối với Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tác giả lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết vấn đề lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Liên bang Đức, trên cơ sở đó rút ra những bài học nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
5 Hệ thống Common Law và Equity: Các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử tại tòa án Việt Nam / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 55-61 .- 340
Luật Công bằng (Equity) trong Luật của Anh đã từng được coi là một nguồn luật đặc thù tồn tại song song với luật chung (Common Law). Sự hình thành của Equity được cho là có nguồn gốc từ phản ứng trong tâm trạng bức xúc của người dân trước những bản án bất lợi do thẩm phán tuyên dựa trên nguyên tắc, quy tắc máy móc, cứng nhắc của luật chung. Các nạn nhân của những bản án bất lợi khiếu nại đến Bộ Tư pháp (Chancery) để đòi công lý. Việc giải quyết khiếu nại do Bộ Tư pháp thực hiện không dựa trên Common law mà dựa trên những giá trị nhân văn như lương tri (conscience), sự ngay tình (bona fides), luật tự nhiên (law of nature), lẽ phải và công lý (right and justice), đạo đức (good morals)… Theo thời gian, các căn cứ ấy được nhìn nhận dưới hình thức một nguồn luật độc lập với Common Law được gọi là Equity. Trong bối cảnh toà án Việt Nam không được quyền từ chối xét xử vì lý do không có luật, việc dựa vào những giá trị nhân văn đã từng là chất liệu tạo thành Equity trong luật của Anh là điều nên làm. Vả lại, cần có cách thích hợp để những giá trị ấy được nhận diện dưới hình thức các quy tắc cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn.
6 Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia bằng biện pháp tài phán / Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 85-100 .- 341.5
Tranh chấp biển luôn là vấn đề phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức mà các quốc gia liên quan phải đổi mặt. Hiệp định 1982 đã chính thức chấm dứt sự tranh chấp hai bên về các đảo trong khu vực. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm tranh chấp này bằng mọt đường ranh giới biển giữa hai nước, nên sử dụng biện pháp tài phán, đây là vấn đề gợi mở cho nghiên cứu này.
7 Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp ở nước ngoài – kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam / Huỳnh Quang Thuận // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 101-114 .- 341.5
Bài viết phân tích các quy định pháp luật, thực tiễn xét xử của Việt Nam và các nước trên thế giới về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam.