Hệ thống Common Law và Equity: Các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử tại tòa án Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc ĐiệnTóm tắt:
Luật Công bằng (Equity) trong Luật của Anh đã từng được coi là một nguồn luật đặc thù tồn tại song song với luật chung (Common Law). Sự hình thành của Equity được cho là có nguồn gốc từ phản ứng trong tâm trạng bức xúc của người dân trước những bản án bất lợi do thẩm phán tuyên dựa trên nguyên tắc, quy tắc máy móc, cứng nhắc của luật chung. Các nạn nhân của những bản án bất lợi khiếu nại đến Bộ Tư pháp (Chancery) để đòi công lý. Việc giải quyết khiếu nại do Bộ Tư pháp thực hiện không dựa trên Common law mà dựa trên những giá trị nhân văn như lương tri (conscience), sự ngay tình (bona fides), luật tự nhiên (law of nature), lẽ phải và công lý (right and justice), đạo đức (good morals)… Theo thời gian, các căn cứ ấy được nhìn nhận dưới hình thức một nguồn luật độc lập với Common Law được gọi là Equity. Trong bối cảnh toà án Việt Nam không được quyền từ chối xét xử vì lý do không có luật, việc dựa vào những giá trị nhân văn đã từng là chất liệu tạo thành Equity trong luật của Anh là điều nên làm. Vả lại, cần có cách thích hợp để những giá trị ấy được nhận diện dưới hình thức các quy tắc cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn.
- Giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án theo pháp luật Nhật Bản và Việt Nam
- Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước bằng hòa giải minh bạch hay bảo mật?
- Sự chuyển đổi của giải quyết tranh chấp thay thế: từ hình thức truyền thống sang giải quyết tranh chấp trực tuyến
- Kinh nghiệm giải quyết hài hòa lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp ở nước ngoài – kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam