CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật dân sự
1 Hiến pháp năm 2013 - Nguồn của pháp luật dân sự / Đỗ Văn Đại // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 74 – 86 .- 340
Hiến pháp chứa đựng nhiều quy định trong lĩnh vực dân sự. Bài viết tập trung vào phân tích Hiến pháp là nguồn gián tiếp cũng như nguồn trực tiếp trong lĩnh vực dân sự. Bài viết cũng phân tích về thực trạng và hướng hoàn thiện cơ chế để Hiến pháp thực sự là nguồn của pháp luật dân sự.
2 Cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả bản án, quyết định dân sự của tòa án ở Việt Nam / Nguyễn Văn Nghĩa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 11-22 .- 340
Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định cần xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành. Trên cơ sở đó, hệ thống các cơ chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định đã từng bước được hoàn thiện. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái quát các cơ chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Tòa án, từ bảo đảm về chính trị, thể chế, tổ chức bộ máy cưỡng chế thi hành án dân sự đến hệ thống các biện pháp chế tài áp dụng trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ ra các bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
3 Qui định về xử lý tài sản bảo đảm và những vướng mắc, kiến nghị hoàn thiện / Lê Thị Hương // .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 19-21 .- 346
Ngày 15/5/2021, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Nghị định số 21) đã chính thức có hiệu lực, thay thế. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (Nghị định số 163), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (Nghị định số 11). Nghị định số 21 có nhiều điểm mới so với các nghị định trước đó về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó bao gồm các quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Bài viết phân tích, đánh giá những điểm mới về xử lý tài sản bảo đảm trong Nghị định số 21 và dự báo một số khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
4 Xây dựng chuyên ngành luật thi hành án dân sự của trường đại học luật Hà Nội tiếp cận từ góc độ so sánh / Trần Anh Tuấn // Luật học .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 136-148 .- 340
Bài viết phân tích, đối sánh về chương trình đào tạo nguồn lực thi hành án dân sự ở châu Âu, điển hình là Cộng hòa Pháp, Vương quốc Bỉ và chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án, nghề thừa phát lại của Học viện Tư pháp Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, giải pháp cho việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật thi hành án dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội.
5 Tuyên bố chết đối với cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam / Nguyễn Văn Hợi // Luật học .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 96 – 110 .- 340
Tuyên bố chết đối với cá nhân là nội dung quan trọng của chế định cá nhân được ghi nhận trong các Bộ luật Dân sự. Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố chết không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bị tuyên bố chết, mà còn ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến tuyên bố chết đối với cá nhân vẫn còn một số vấn đề chưa rõ rang, gây ra những ý kiến trái chiều trong cách hiểu và áp dụng pháp luật. Bài viết phân tích các quy định về tuyên bố chết, qua đó gợi mở các vấn đề cần bàn luận nhằm góp phần hoàn thiện quy định hiện hành, bảo đảm việc áp dụng thống nhất và có hiệu quả trên thực tế.
6 Góp ý một số quy định của dự thảo Luật phòng thủ dân sự trên góc độ quyền con người / Đậu Công Hiệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 03 (475) .- Tr. 21 – 25 .- 340
Trong bài viết này, tác giả trình bày, góp ý về những vấn đề chung và một số vấn đề cụ thể liên quan đến Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, trong đó có các chính sách về quyền con người, quyền công dân, bảo hiểm phòng thủ dân sự và Quỹ phòng thủ dân sự.
7 Kiểm soát nội dung hợp đồng theo mẫu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam / Trần Ngọc Hiệp // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 76-86 .- 349.597
Bài viết này tập trung phân tích các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, bao gồm cả Bộ luật Dân sự và nhiều văn bản luật chuyên ngành khác, về kiểm soát nội dung của hợp đồng theo mẫu và từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.