CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hàng tiêu dùng

  • Duyệt theo:
1 Yếu tố tác động tới quản trị quan hệ nhà cung cấp của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh / Phạm Văn Kiệm // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 63-67 .- 658

Bài nghiên cứu tập trung vào việc phân tích các yếu tố tác động đến quản trị quan hệ nhà cung cấp (SRM) trong chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, SRM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, gia tăng giá trị và duy trì khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu xem xét các yếu tố chính như lĩnh vực đầu tư, tài sản đầu tư, sự không chắc chắn và mối quan hệ quyền lực giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các doanh nghiệp lớn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam như Vinamilk, Masan và Kido đã thành công nhờ vào chiến lược quản trị quan hệ này. Bài viết cũng đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tối ưu hóa mối quan hệ với nhà cung cấp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và phát triển bền vững.

2 Hoạt động phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng của Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Phạm Hùng Cường // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 282 .- Tr. 57-60 .- 658

Thông qua khảo sát 248 đối tượng bao gồm khách hàng và quản lý tại các siêu thị thuộc mạng lưới doanh nghiệp bán lẻ lớn trong ngành hàng tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 5 biến quan sát có ý nghĩa thống kê và giải thích được 65,79% sự biến đổi của biến phụ thuộc theo thứ tự giảm dần là: (1) Nguồn tài chính; (2) Nguồn nhân lực; (3) Chiến lược marketing; (4) Áp dụng công nghệ và sự đổi mới; (5) Chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

4 Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam / Bùi Đan Thanh, Bùi Anh Thư // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 124-126 .- 332

Bài viết này áp dụng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (Feasible Generalized Least Squares -FGLS) để xác nhận mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của 31 doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022. Kết quả này cho thấy cần phải điều chỉnh cấu trúc vốn để tối ưu hóa quá trình sản xuất. Các biện pháp được đề xuất bao gồm tối ưu hóa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay, cũng như tăng cường quản lý rủi ro và đầu tư vào công nghệ tiên tiến.

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng / Nguyễn Thị Vân Anh, Đào Thị Thanh Bình // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 87-90 .- 658.15

Nghiên cứu này xem xét nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu ở Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 66 doanh nghiệp từ năm 2016 đến năm 2020. Kết quả từ 2 mô hình với 2 biến phụ thuộc khác nhau đưa ra những kết luận gồm những điểm chung và những điểm trai ngược. Trong số 7 biến độc lập được đưa vào mô hình 4 biến đọc lập đưa ra cùng nhận định về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến giải thích là lá chắn thuế phi nợ vay,cơ cấu tài sản hữu hình, tỷ suất sinh lời, xác suất vỡ nợ.