CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Nhật Biên - Phiên dịch

  • Duyệt theo:
1 Sức khỏe qua lăng kính tục ngữ : so sánh Việt Nam và Nhật Bản / Mai Thị Ý Thiên // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 86-93 .- 400

Nghiên cứu này tập trung vào việc so sánh tục ngữ Việt Nam và Nhật Bản liên quan đến sức khỏe, với mục tiêu phân tích các đặc điểm nổi bật và giá trị văn hóa ẩn chứa trong các câu tục ngữ. Bằng phân tích và so sánh, chúng ta có thể thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn nhận các vấn đề sức khỏe giữa hai dân tộc. Mặc dù kinh nghiệm từ xa xưa nhưng những bài học rút ra từ tục ngữ có thể được áp dụng trong đời sống hiện đại để cải thiện sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

2 Khảo sát lỗi biên dịch thường gặp của sinh viên Việt Nam học tiếng Nhật / Nghiêm Hồng Vân // .- 2023 .- Số 8 (394) .- Tr. 24-36 .- 400

Phân tích và tổng hợp các lỗi sai thường gặp về ngữ pháp và từ vựng trong bài dịch xuôi và ngược của sinh viên. Từ đó bài viết nêu một số hướng khắc phục cụ thể đối với từng loại lỗi sinh viên mắc phải và định hướng triển khai giảng dạy cho giáo viên nhằm giúp sinh viên tránh mắc các lỗi tương tự.

3 Khảo sát chuyênr dịch danh ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt (trong một số văn bản thuộc phong cách nghệ thuật và khoa học) / Trình Thị Phương Thảo // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 96-104 .- 495.6

Tiến hành khảo sát 1.000 danh ngữ tiếng Nhật có cấu trúc điển hình và bản dịch của chúng trong những tác phẩm thuộc hai phong cách ngôn ngữ chính là: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ khoa học để có thể quan sát được nhiều mô hình chuyển dịch cũng như trường hợp đặc biệt mang tính đặc thù trong danh ngữ của hai ngôn ngữ Nhật – Việt. Từ đó xây dựng nên một hệ thống mô hình dịch danh ngữ Việt Nhật hỗ trợ cho người học, người dịch tiếng Nhật khắc phục những khó khăn nêu trên.

4 Đối chiếu bị động và vấn đề điểm nhìn của tiếng Việt và tiếng Nhật thông qua bản gốc và bản dịch tác phẩm văn học / Đặng Thái Quỳnh Chi // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2022 .- Tập 6(Số 1) .- Tr. 15-26 .- 400

Nghiên cứu đã đối chiếu việc sử dụng bị động trong tập truyện tiếng Việt mang tên "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" (Nguyễn Nhật Ánh) và bản dịch tiếng Nhật của dịch giả Hiromi Itou để làm rõ sự giống và khác nhau trong việc sử dụng bị động và vấn đề đặt điểm nhìn khi sử dụng bị động.