CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nghiên cứu--Khoa học
1 Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 : góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 38-40 .- 530
Trình bày Chương trình phát triển vật lý đến năm 2020, Chương trình đã đạt được những mục tiêu cơ bản: hình thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo vật lý tiên tiến được quốc tế công nhận; đến năm 2020 vật lý nước ta được xếp vào trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên vật lý các trường đại học trong cả nước, thu hút và đào tạo các nhà vật lý trẻ tài năng… Có thể khẳng định, các bộ/ngành được giao thực hiện nhiệm vụ đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp. Nhờ đó, Chương trình đã có tác động lan tỏa đến các viện nghiên cứu, trường đại học có nghiên cứu, đào tạo vật lý trong cả nước, đặc biệt là có sự tham gia của các nhà khoa học vật lý là người Việt Nam ở nước ngoài.
2 Nghiên cứu hình thái hạt phấn của họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam / Bùi Hồng Quang // .- 2021 .- Số 8(Tập 63) .- Tr. 19-24 .- 570
Trình bày nghiên cứu hình thái hạt phấn của họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng kính hiển vi điện tử quét và kính hiển vi quang học để nghiên cứu hạt phấn các loài thuộc họ Nhài (Oleaceae) phân bố ở Việt Nam, bao gồm 23 loài thuộc 6 chi. Hạt phấn các loài thuộc họ Nhài ở Việt Nam thuộc loại đẳng cực, đối xứng tia, 3 rãnh, kích thước nhỏ, với 2 loại hình dạng là dạng hơi dài (Jasminum và Olea) và dạng hình cầu dài (Jasminum, Fraxinus, Ligustrum, Osmanthus và Chengiodendron). Bề mặt hạt phấn của đa số các loài là dạng mạng lưới. Đây là các đặc điểm hình thái quan trọng để phân loại họ Nhài qua hình thái hạt phấn.
3 Ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động nghiên cứu toàn cầu / Xin Xu // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 23-26 .- 370
Hợp tác và cạnh traanh thế giới vẫn diễn ra trong đại dịch. Cộng đồng nghiên cứu toàn cầu đang thể hiện sự cởi mở, sự kiên cường và tính nhân văn. Tình trạng hạn chế dịch chuyển đang làm tăng thêm những thách thức vừa tạo thêm cơ hội thay đổi với các nhà nghiên cứu. Đại dịch cũng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, những vấn đề đạo đức và tác động đến nghiên cứu. Suy ngẫm về những thay đổi đang diễn ra giúp chúng ta hình dung xây dựng tương lai nghiên cứu toàn cầu.
4 Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới / Bùi Thị Thu Lan // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 31-33 .- 327
Trình bày lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 trong bối cảnh mới, với mục tiêu tăng cường hoạt động nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo tại khu vực ASEAN để biến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới. Cùng với tác động của đại dịch COVID-19 và ảnh hưởng từ sự cạnh tranh chiến lược của các quốc gia phát triển đã khiến cho cơ chế, chính sách của các quốc gia cũng như các khu vực cần có sự điều chỉnh, đặc biệt với khu vực ASEAN. Lộ trình đổi mới sáng tạo ASEAN 2019-2025 vì vậy trở thành ưu tiên thực hiện của các quốc gia thành viên ASEAN sau đại dịch COVID-19.
5 Đặc trưng ngữ nghĩa của các phương tiện biểu đạt tình thái trong bài báo khoa học ở tạp chí trong danh mục quốc tế và tạp chí chưa xếp trong danh mục / Tôn Nữ Mỹ Nhật, Nguyễn Thị Diệu Minh // .- 2021 .- Vol 5 – N1 .- Tr. 62-72 .- 495.922
Công trình nghiên cứu đặc trưng ngữ nghĩa các phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái trong bài báo khoa học thuộc chuyên ngành ngôn ngữ học. Tần suất sử dụng phương tiện biểu đạt nghĩa tình thái về mặt ngữ nghĩa là phạm trù phổ biến. Các vấn đề trình bày đóng góp cho nghiên cứu, các phương tiện biểu đạt tình thái trong bài báo nói chung và ngành ngôn ngữ học nói riêng.
6 Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên các trường Đại học đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp hiện nay / Trần Đình Thành // Dạy và học ngày nay .- 2021 .- Kì 1 thang 8 .- Tr. 14 .- Tr. 17 .- 378
Trình bày những nhận thức, trách nhiệm thái độ, động cơ nghiên cứu cho sinh viên. Bồi dưỡng kỹ năng học, tự nghiên cứu, phát huy và tôn trọng ý kiến của sinh viên về những vấn đề nghiên cứu khoa học nhất định trong định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.
7 Một số yêu cầu khi viết bài báo khoa học đối với học viên sau Đại học chuyên ngành khoa học giáo dục / Nguyễn Thu Tuấn // .- 2021 .- Kì 1 tháng 9 .- Tr. 16-19 .- 378.007
Bài báo trình bày một số yêu cầu cần thiết trong việc chọn tạp chí phù hợp, kinh phí, cỡ chữ, cấu trúc, cách viết, nguồn trích dẫn…., để giúp các học viên sau đại học tạo nên những thành công bước đầu khi viết một bài báo khoa học. Qua đó mong muốn sẽ có những bài báo chất lượng, uy tín trong và ngoài nước.
8 Trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam qua lăng kính của một số tổ chức xếp hạng trên thế giới / Tuyết Nga, Chu Hải Ninh // .- 2020 .- Số 3(732) .- Tr.29-31 .- 304.2
Xem xét các cơ sở đào tạo đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam qua lăng kính của 4 bảng xếp hạng: THE, QS, Nature Index và Webmetrics.
9 Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Học viện Tài chính năm 2019-2020 : động lực cho sự đổi mới / Trần Mạnh Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 5(214) .- Tr. 5-8 .- 332.1
Trình bày hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Học viện Tài chính năm 2019-2020; định hướng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Học viện Tài chính trng những năm tới.
10 Các động lực nội tại ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh / Cảnh Chí Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 78-87 .- 658
Hoạt động nghiên cứu khoa học là cần thiết và quan trọng để phát triển tri thức của con người, và điều đó còn quan trọng hơn khi được thực hiện trong bối cảnh các cơ sở giáo dục đại học, nơi có trách nhiệm nghiên cứu và đào tạo nguồn lực cho xã hội. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo đại học vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng về cả số lượng lẫn chất lượng mặc dù các cơ sở đào tạo đã có các chính sách khen thưởng bằng vật chất. Nghiên cứu này chọn bối cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, và mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố động lực nội tại ảnh hưởng đến ý định nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các trường đại học. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được năm yếu tố thuộc về động lực nội tại ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa đến ý định nghiên cứu khoa học gồm: sự quan tâm đối với nghiên cứu khoa học, cảm nhận thành tích, cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học, sự đóng góp, và quyền tự chủ; trong khi đó yếu tố trách nhiệm không có tác động ý nghĩa đến ý định nghiên cứu khoa học. Dựa trên kết quả, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị cho nhà quản lý tại các cơ sở giáo dục bậc cao nhằm nâng cao hiệu suất nghiên cứu khoa học.