CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Lập pháp
1 Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế kiểm soát các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp / Âu Thị Tâm Minh // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 80-89 .- 340
Phân tích cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở bốn quốc gia tiêu biểu gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản. Từ đó rút ra những giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
2 Thẩm quyền của chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Phạm Thị Phương Thảo (A), Trương Thị Minh Thùy, Nguyễn Thị Hải Vân // .- 2024 .- Số 2 (174) - Tháng 2 .- Tr. 31 – 41 .- 340
Bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như thực tiễn thực hiện các thẩm quyền này trong thời gian vừa qua. Từ đó, bài viết chỉ ra một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
3 Những sáng tạo về kĩ thuật và nội dung lập pháp của quốc triều hình luật thời Lê / Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thanh Xuân // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 33- 42 .- 340
Quốc triều hình luật thời Lê là một trong những di sản văn hoá pháp lí tiêu biểu của Việt Nam. Trong lĩnh vực lập pháp, có thể tìm thấy ở Bộ luật này nhiều điểm tiến bộ và giá trị cần kế thừa. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ những sáng tạo về kĩ thuật và nội dung lập pháp của Quốc triều hình luật thời Lê so với những Bộ luật trước và với pháp luật của nhà nước phong kiến Trung Hoa. Từ những giá trị này, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm tiếp tục kế thừa những giá trị của Bộ luật này đối với hoạt động lập pháp ở Việt Nam hiện nay, cả về kĩ thuật và nội dung lập pháp.
4 Một số điểm mới trong công tác lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn / Nguyễn Thị Mai Hoa // .- 2023 .- Số 9 - Tháng 9 .- Tr. 13- 15 .- 340
Lập pháp là một trong những chức năng quan hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; phát Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp hrong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XV mọng của chất, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc đổi mớitrọng nhất của Quốc hội. Trong thời kỳ hội nhập và phát triểnhuy dân chủ, thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Bài viết đánh giá một số kết quả đạt được qua nửa nhiệm kỳ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế, tạo lập khuôn khổ pháp lý vững chắc để đất nước hội nhập và phát triển bền vững.
5 Kỹ thuật văn bản trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 – Thực trạng và kiến nghị / Trần Ngọc Dũng // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 82-92 .- 343.07 597
Bài viết trình bày những vấn đề lí luận về kĩ thuật lập pháp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, thực trạng kĩ thuật lập pháp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế của kĩ thuật lập pháp. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện kĩ thuật lập pháp của Luật Doanh nghiệp năm 2020, gồm: việc dùng từ ngữ; kết cấu các chương, mục, điều, khoản; việc tham khảo đầy đủ và áp dụng phù hợp các kinh nghiệm lập pháp của các nước khác; điều chỉnh việc tổ chức, hoạt động một cách đồng đều, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các cơ quan có cùng chức năng trong các loại hình doanh nghiệp; những quy định cụ thể, rõ ràng, tránh mâu thuẫn, có tính khả thi trong thực tiễn.
6 Tác động của chuyển đổi số đến hoạt động lập đề nghị xây dựng luật ở Việt Nam hiện nay / Ngô Tuyết Mai // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 4-9 .- 340
Chuyển đổi số trong kỷ nguyên 4.0 với bối cảnh thế giới vừa trải qua dịch bệnh covid-19 vừa là thách thức, lại vừa là cơ hội lớn cho hoạt động xây dựng luật ở nước ta hiện nay. Lập đề nghị - giai đoạn đầu tiên trong quy trình xây dựng luật cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số này.Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày về nhu cầu chuyển đổi số đối với hoạt động lập đề nghị xây dựng luật, bên cạnh đó bàn luận một vài ý kiến xoay quanh tác động của chuyển đổi số đến hoạt động này và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lập đề nghị xây dựng luật ở nước ta thời gian tới.
7 Yêu cầu đổi mới tư duy lập pháp trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Vũ Công Giao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05 (477) .- Tr. 3 – 9 .- 340
Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo một hệ thống tiêu chuẩn phổ quát, toàn diện và rất cao so với thực tế hiện nay ở nước ta. Điều đó, trước hết phải đổi mới tuy duy lập pháp, bởi thực tế cho thấy những hạn chế của hệ thống pháp luật nước ta hiện nay đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tư duy lập pháp.
8 Những vấn đề lí luận cơ bản về kĩ thuật lập pháp / Trịnh Tiến Việt // Luật học .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 16 – 32 .- 340
Kĩ thuật lập pháp là một trong những vấn đề quan trọng của xây dựng pháp luật, có liên quan mật thiết đến hiệu quả thực hiện pháp luật trong thực tiễn, đồng thời còn là một trong các tiêu chí xác định sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cũng như “tuổi thọ” dài hay ngắn của một văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở này, bài viết luận giải những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm kĩ thuật lập pháp, vai trò, các bộ phận hợp thành và các nguyên tắc của kĩ thuật lập pháp, từ đó từng bước xây dựng cơ sở khoa học nền tảng ban đầu của vấn đề lí luận về kĩ thuật lập pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
9 Lập pháp, tư pháp và nhân quyền ở Ấn Độ / Lã Khánh Tùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 106 – 113 .- 340
Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ kiểm soát, bổ sung cho nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp trong việc định hình, diễn giải và thực thi nhân quyền tại Ấn Độ. Các tòa án, đặc biệt là Tòa án tối cao, đã có vai trò giới hạn sự tùy tiện của Nghị viện trong việc sửa đổi Hiến pháp, tuyên vô hiệu các đạo luật vi hiến, và diễn giải, bù đắp cho những khoảng trống của luật thành văn.
10 Một số bất cập trong kĩ thuật lập pháp, lập quy từ các ví dụ thực tiễn ở Việt Nam / Thái Thị Tuyết Dung // Luật học .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 31-3 .- 340
Bài viết phân tích và bình luận những vấn đề gây tranh luận trong thời gian qua như: kĩ luật và nguyên tắc liệt kê danh mục cấm, cho phép; sự khác nhau giữa văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều và văn bản sửa đổi toàn diện, văn bản tahy thế; hiệu lực của văn bản ban hành theo thủ tcj rút gọn, đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện hoạt động lập pháp, lập quy.