CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chất thải--Nhựa
1 Các biện pháp cần thiết duy trì Hiệp ước toàn cầu nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa vì con người và thiên nhiên / Lê Thị Hường // .- 2024 .- Số 12 .- Tr. 58-60 .- 363
Ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm trong môi trường biển đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và cộng đồng. Để ứng phó với tình hình trên, cộng đồng quốc tế, thông qua Ủy ban đàm phán liên Chính phủ (INC) đã và đang xây dựng một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý để giải quyết ô nhiễm nhựa. Kỳ họp thứ năm của INC (INC-5) tại Busan, Hàn Quốc vừa được tổ chức từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 với sự tham dự của hơn 3.300 đại biểu bao gồm các thành viên đại diện cho hơn 170 quốc gia và quan sát viên từ hơn 440 tổ chức với mục tiêu hoàn thiện và phê duyệt một Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa.
2 Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai / Nguyễn Công Sơn, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Bích Phương, Đinh Thị Xoan // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 3-7 .- 363
Nghiên cứu “Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai” sẽ đưa ra cái nhìn tổng thể, có hệ thống, giúp cho việc đề xuất các nội dung, phương hướng nghiên cứu khoa học về chất thải nhựa biển Việt Nam trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Cùng với đó, góp phần vào các công tác quản lý, giám sát chất thải nhựa ở Việt Nam trong các năm tiếp theo.
3 Tối ưu hóa quy trình phân tích polybrominated diphenyl ethers (PBDEs) trong chất thải nhựa từ sản phẩm gia dụng / Trịnh Thị Thủy, Trịnh Thị Thắm, Đỗ Văn Điệp, Nguyễn Quang Huy, Phạm Bá Việt Anh // .- 2023 .- Tập 65 - Số 08 - Tháng 08 .- Tr. 67-72 .- 363
Nghiên cứu xác định sự tồn dư của PBDEs trong các sản phẩm nhựa gia dụng là một yêu cầu cần thiết để kiểm soát sự ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người cũng như sự phát thải vào môi trường sau khi thải bỏ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tối ưu hóa một số điều kiện xử lý mẫu nhựa để xác định PBDEs trong chất thải nhựa từ sản phẩm gia dụng.
4 Chính sách kiểm soát ô nhiễm vi nhựa hiện nay tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện / Nguyễn Ngọc Ánh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 16 (390) .- Tr. 15-16 .- 363
Trình bày thực trạng công tác quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam và đưa ra một số giái pháp cụ thể để kiểm soát ô nhiễm chất thải nhựa.
5 Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải nhựa tại quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng / Nguyễn Thị Chinh, Mai Hương Lam, Lê Thị Trinh, Phạm Thị Mai Thảo // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 25-26 .- 628
Bổ sung một số số liệu góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công tác tái chế, quản lý rác thải nhựa tại quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, góp phần vào hoạt động quản lý chất thải nhựa theo các kế hoạch quốc gia. Đánh giá được nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải nhựa phục vụ cho mục đích tái chế, quản lý.
6 Đại dịch Covid-19 và mối đe dọa đối với kế hoạch giảm phát thải nhựa toàn cầu / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 46-48 .- 363
Ô nhiễm rác thải đang là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đứng trước tình hình này các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa và chuyển sang kinh tế tuần hoàn. Tính năng tiện ích và ngăn các giọt bắn chứa virut của thiết bị bảo hộ y tế từ nhựa cho một lượng chất thải lớn. Vì vậy giảm thiểu chất thải nhựa đang là vẫn đề cấp bách cần thiết trên toàn thế giới.