CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Biển quốc tế
1 Pháp luật về biển của Trung Quốc dưới góc nhìn của Luật Quốc tế / Ngô Hữu Phước // .- 2023 .- Số 11 (171) - Tháng 11 .- Tr. 86-99 .- 340
Bài viết này nghiên cứu so sánh Tuyên bố về Đường cơ sở năm 1996, Luật Hải Cảnh năm 2021, Luật An toàn hàng hải năm 2021 của Trung Quốc với quy định của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để chỉ ra những quy định vi phạm pháp luật quốc tế của các văn bản nói trên. Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp nhằm vô hiệu hóa hiệu lực của các văn bản pháp luật nói trên của Trung Quốc, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và quyền tự do hàng hải, tự do hàng không của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
2 Một số vấn đề chưa được quy định rõ trong công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và tác động đến việc giải quyết tranh chấp về biển / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 42- 53 .- 340
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS) có vai trò rất quan trọng và thường được coi là “hiến pháp của các đại dương”. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (United Nations Convention on the Lau of the Sea Mặc dù vậy, UNCLOS có một số vấn đề chưa được quy định một cách rõ ràng và thấu đảo dẫn đến các khó khăn và phức tạp trong việc giải thích và áp dụng trong thực tiễn, cũng như đặt ra nhiều thách thức trong việc áp dụng chúng để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bài viết này tập trung vào các vấn đề mà UNCLOS chưa quy định một cách rõ ràng, bao gồm: (i) cơ sở pháp lý cho những lập luận về danh nghĩa lịch sử; (ii) quy chế pháp lý của đảo và các thực thể nhân tạo trên biên; (iii) đường cơ sở thẳng. Trên cơ sở đó, bài viết bàn về một số giải pháp cho vấn đề này.
3 Luật hải cảnh và Luật an toàn hàng hải của Trung Quốc dưới góc nhìn của Luật pháp quốc tế / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 77 – 91 .- 340
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021, Trung QUốc đã ban hành liên tiếp hai đạo luật là Luật Hải cảnh và Luật An toàn hàng hải với nhiều quy định trái luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, xâm phạ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực biển Đông và biển Hoa Đông; đe doạn quyền tự do hàng hải và tự do hàng không quốc tế. Bài viết so sánh Luật Hải cảnh và Luật An toàn hàng hải của Trung QUốc với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc và Luật Biển năm 1982 để chỉ ra những quy định sai trái của hai đạo luật này.
4 Giải quyết tranh chấp biển thông qua thủ tục hòa giải bắt buộc theo công ước của Liên hợp Quốc tế về luật biển 1982: vụ hòa giải biển Timor / Phan Duy Hảo, Trần Việt Hà // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Tr. 89-108 .- 340
Tập trung làm rõ đặc điểm thông qua vụ hòa giải phân định biển Timor giữa Ti-mo Lét-xtê và Ô-xtrây-li-a, từ đó đưa ra một số đánh giá về ưu điểm của hòa giải và ý nghĩa đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp biển, trong đó có tranh chấp Biển Đông.
5 Quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2021 / Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 (269) .- Tr. 83-95 .- 340
Phân tích và luận giải những nội dung của luật biển quốc tế đã được Việt Nam vận dụng trong nội luật hóa, triển khai thực hiện trong thời gian qua và định hướng cho thời gian tới.
6 Nguyên tắc công bằng trong phân định biển và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Thị Hồng Vân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 15(463) .- Tr. 13-20 .- 340
Phân định biển là quá trình hoạch định đường ranh giới phân tách giữa hai hay nhiều quốc gia có các vùng biển liền kề hoặc tiếp giáp đối diện. Luật biển quốc tế hiện đại đã thành công khi thiết lập được một trật tự pháp lý cho các vùng biển, đại dương và góp phần hình thành nên các nguyên tắc công bằng trong phân định biển giữa các quốc gia. Trong đó, “thoả thuận” là giải pháp tối cao cho nguyên tắc phân định, nhưng “công bằng” mới là kết quả mà các bên hướng tới. Do vậy, việc phân định luôn phải được thực hiện theo phương pháp công bằng có tính đến các hoàn cảnh liên quan để bảo đảm lợi ích công bằng cho các bên.
7 40 năm Công ước Luật Biển 1982 : ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc đối với trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế / Phan Duy Hảo // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(128) .- Tr. 45-74 .- 340
Phân tích tính chất, đặc điểm, tìm hiểu thực tế sử dụng và hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS trong 40 năm qua, từ đó đánh giá ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS đối với việc thúc đẩy trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.