CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Sản khoa
11 Bước đầu đánh giá hiệu quả của kích thích buồng trứng nhẹ và gom noãn ở bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng / Trịnh Thị Ngọc Yến, Ngô Thị Hải Yến, Trần Thị Phương Hoa, Lê Ngọc Dung, Nguyễn Thanh Hoa, Đào Thị Thúy Phượng, Nguyễn Mạnh Hà // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 142-149 .- 610
Nghiên cứu mô tả hồi cứu nhằm đánh giá hiệu quả phối hợp điều trị của phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ và gom noãn bằng đông noãn thủy tinh hóa trên nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng.
12 Kết quả có thai sau chuẩn bị niêm mạc tử cung chuyển phôi trữ bằng chu kỳ tự nhiên và chu kỳ nhân tạo / Bạch Thị Hà Thư, Trần Thị Thu Hằng, Hồ Nguyệt Minh, Đặng Thị Thu Thuý, Nguyễn Thị Hải Vân, Hồ Sỹ Hùng // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 295-302 .- 610
Chuẩn bị niêm mạc tử cung chuyển phôi trữ bằng chu kỳ nhân tạo và chu kỳ tự nhiên là hai phác đồ phổ biến nhất. Nghiên cứu tiến cứu trên 85 bệnh nhân chuyển phôi trữ từ tháng 9/2022 đến tháng 8/2023 tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhằm so sánh tỉ lệ có thai ở nhóm bệnh nhân chuẩn bị niêm mạc bằng phác đồ nhân tạo so với phác đồ chu kỳ tự nhiên.
13 Ảnh hưởng của tần suất xuất tinh đến một số chỉ số tinh dịch đồ / Nguyễn Hoài Bắc, Đinh Xuân Dương // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 43-52 .- 610
Nghiên cứu này nhằm đánh giá: Ảnh hưởng của tần suất xuất tinh đến một số chỉ số tinh dịch đồ. Nghiên cứu được tiến hành trên 5506 nam giới đến kiểm tra sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 28,74 ± 6,36, trong đó lứa tuổi từ 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55%).
14 Đánh giá kết quả bước đầu của phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng Progestin tại Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội / Nguyễn Thành Trung, Lê Thị Thu Hiền, Hồ Văn Thắng, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Huyền Trang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 105-111 .- 610
Mục tiêu của nghiên cứu mô tả kết quả lâm sàng của phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng Progestin (PPOS) tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 89 bệnh nhân có kích thích buồng trứng bằng phác đồ PPOS và trữ phôi toàn bộ từ 05/2022 đến 01/2023.
15 Nghiên cứu nồng độ mmp-9 trong huyết tương thai phụ tiền sản giật / Nguyễn Thanh Thúy, Lê Ngọc Anh, Đỗ Tùng Đắc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 112-119 .- 610
MMP-9 (Matrix metalloproteinase 9) là một enzym trong họ protease MMP (matrix metalloproteinase) – một họ enzym tiêu protein chất nền ngoại bào. MMP-9 đã được biết có nhiều vai trò trong thai kỳ nói chung và trong bệnh sinh tiền sản giật nói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện trên hai nhóm thai phụ gồm 58 thai phụ bình thường và 58 thai phụ tiền sản giật để xác định nồng độ MMP-9 trong huyết tương các thai phụ, từ đó tìm hiểu mối liên quan giữa MMP-9 với bệnh lý tiền sản giật. Nồng độ MMP-9 được xác định bằng kỹ thuật ELISA định lượng.
16 So sánh tác dụng của levobupivacain và bupivacain trong gây tê tủy sống mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2021 / Vũ Đình Lượng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 161-169 .- 610
Nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh tác dụng của levobupivacain và bupivacain trong gây tê tủy sống mổ lấy thai. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn có đối chứng trên 120 sản phụ; bốc thăm chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm B và nhóm L lần lượt nhận 8mg bupivacain phối hợp 30mcg fentanyl và 8mg levobupivacain phối hợp 30mcg fentanyl.
17 Hiệu quả của Mifepristone kết hợp với Misoprostol trong xử trí thai ngừng phát triển đến hết 9 tuần tuổi / Nguyễn Ngọc Phương, Hà Duy Tiến, Phạm Thị Thanh Hiền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 81-88 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp phối hợp Mifepristone và Misoprostol trong xử trí thai ngừng phát triển cho tuổi thai đến hết 9 tuần. Chúng tôi ghi nhận 210 bệnh nhân thỏa mãn điều kiện nghiên cứu. Sự thành công của phương pháp được xác định bằng kết quả gây sảy thai hoàn toàn, chiếm tỷ lệ 95,24%. Có 10 ca hút buồng tử cung do thai không sảy hoặc sót rau. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thành công ở các nhóm tiền sử sinh, tuổi thai, ra máu âm đạo và triệu chứng siêu âm. Nghiên cứu cho thấy phương pháp kết hợp Mifepristone và Misoprostol để xử trí thai ngừng phát triển đến hết 9 tuần tuổi cho hiệu quả gây sảy thai cao, hạn chế can thiệp vào buồng tử cung.
18 Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật xử trí chửa ngoài tử cung sau thụ tinh trong ống nghiệm / Lê Thị Ngọc Hương, Vũ Văn Du, Kiều Duy Anh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 172-179 .- 610
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp phẫu thuật xử trí của bệnh nhân chửa ngoài tử cung sau thụ tinh trong ống nghiệm. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả, hồi cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tổng số 232 bệnh nhân chửa ngoài tử cung sau thụ tinh trong ống nghiệm đã được phẫu thuật.
19 Tác dụng giảm đau và co hồi tử cung của “Cao lỏng Sinh hóa” trên sản phụ sau đẻ thường / Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Thanh Vân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 268-277 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau và co hồi tử cung của “Cao lỏng Sinh hóa” trên sản phụ sau đẻ thường. Đối tượng nghiên cứu gồm 60 sản phụ sau đẻ thường, tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, từ tháng 1 đến tháng 10/2021. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, có đối chứng. Nhóm nghiên cứu điều trị kháng sinh amoxicillin (Moxilen) và “Cao lỏng Sinh hóa”. Nhóm chứng sử dụng amoxicillin. 60 sản phụ được điều trị nội trú tại bệnh viện 3 ngày và được theo dõi tại nhà đến ngày thứ 14 sau sinh.
20 Chất lượng noãn, phôi và kết quả có thai của phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ so với phác đồ kích thích buồng trứng liều cao ở bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng / Trịnh Thị Ngọc Yến, Dương Tiến Tùng, Hồ Nguyệt Minh, Nguyễn Mạnh Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 132-139 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 754 nhân viên thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 28/02/2022 đến14/4/2022. Nghiên cứu hồi cứu trên nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng được kích thích buồng trứng bằng phác đồ nhẹ và phác đồ liều cao nhằm so sánh chất lượng noãn và phôi thu được ở hai phác đồ này.