CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trẻ em
21 Kết quả điều trị nang ruột đôi bằng phẫu thuật nội soi tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020 / Đinh Anh Đức, Phạm Duy Hiền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 80-88 .- 610
Nhằm mô tả điều trị nang ruột đôi bằng phẫu thuật nội soi tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020. Nang ruột đôi là những bất thường bẩm sinh hiếm gặp và xuất hiện mọi vị trí trên đường tiêu hóa, từ thực quản tới trực tràng. Trong phẫu thuật nội soi điều trị nang ruột đôi, phẫu thuật nội soi 1 trocar hỗ trợ được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 62,4%. Chỉ có 4 trường hợp phải chuyển mổ mở do không quan sát được và phẫu thuật nội soi khó khăn. Mở chỏm, đốt lòng nang là phương pháp xử trí nhiều nhất (45,5%). Trung bình thời gian phẫu thuật nội soi là 60,54+-19,68 phút. Biến chứng sau phẫu thuật là nôn (8,3%), sốt (6,6%), nhiễm trùng vết mổ (1,7%), tắc ruột sớm sau phẫu thuật (0,8%) và mổ lại (0,8). Không có trường hợp chảy máu tại miệng nối hoặc rò miệng nối.
22 Kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, Vũ Ngọc Bích, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 98-105 .- 610
Trình bày nghiên cứu kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có bất thường đường tiểu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa. Các bất thường đường tiểu (UTA) là tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và tỉ lệ kháng kháng sinh, thường phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch dài ngày hơn nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường. Dị dạng đường tiểu hay gặp nhất là trào ngược bàng quang niệu quản chiếm 72,2% và có 52,2% trào ngược mức độ nặng từ độ III-V. Căn nguyên gây bệnh: hay gặp nhất là Escherichia coli chiếm 43,3%, tiếp đến là Klebsiella pneumoniae 17,8% và Nấm Candida 11,1%. Có 78,9% Escherichia coli và 62,5% Klebsiella pneumoniae sinh men ESBL. Escherichia coli kháng cao nhất với Ampicillin 97,4% và sau đó là nhóm cephalosporin thế hệ 3 với 79,5%, còn nhạy cảm cao với nhóm carbapenem, amikacin, fosfomycin và nitrofurantoin.
23 Nghiên cứu giá trị điểm cắt của NT-ProBNP huyết tương trong chẩn đoán suy tim ở trẻ em / Ngô Anh Vinh, Phạm Hữu Hòa // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 153-161 .- 610
Nhằm nghiên cứu giá trị điểm cắt của NT-ProBNP huyết tương trong chẩn đoán suy tim ở trẻ em. Chẩn đoán suy tim ở trẻ em chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và các biểu hiện chung của suy tim là tình trạng giảm cung lượng tim và ứ máu ở hệ thống tuần hoàn (tuần hoàn chủ và phổi). Nồng độ NT-ProBNP của nhóm suy tim cao hơn nhóm không suy tim có ý nghĩa thống kê, p<0,001. Điểm cắt tối ưu của nồng độ NT-ProBNP huyết tương là 314,5 pg/ml có giá trị chẩn đoán suy tim cho trẻ em từ 1 tháng đến 15 tuổi với độ nhạy là 88,2%, độ đặc hiệu là 66,7% và diện tích dưới đường cong là 0,81.
24 Đánh giá hiệu quả của phác đồ bốn thuốc có Bismuth trong điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em / Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Hồng Nhân, Phan Văn Nhã // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 172-178 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) ở trẻ em bằng phác đồ phác thuốc gồm Esomeprazol; Amoxicillin; Metronidazol và Bismuth subcitrat. Phác đồ điều trị diệt H. pylori có Bismuth chưa được nghiên cứu nhiều ở trẻ em Việt Nam bị loét dạ dày tá tràng. Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ là 80,3%, 87% trẻ liền sẹo hoàn toàn, 13,7% trẻ còn tồn tại ổ loét nhưng kích thước ổ loét thu nhỏ hơn. Nhóm trẻ tiệt trừ H. pylori có tỷ lệ lành ổ loét cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn vi khuẩn. Kết quả cho thấy phác đồ bốn thuốc có Bismuth điều trị diệt H. pylori có hiệu quả điều trị tiệt trừ vi khuẩn và lành ổ loét tương đối cao.
25 Đặc điểm lâm sàng của nang ruột đôi ở trẻ điều trị tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020 / Đinh Anh Đức, Phạm Duy Hiền // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 179-186 .- 610
Nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của nang ruột đôi ở trẻ điều trị tại Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2010-2020. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 13-60 tháng (45,7%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 26,5+-24,8 (tháng). Thường gặp nhất là trẻ nam (67,4%). Phần lớn trẻ có triệu chứng đau bụng (58,7%), tiếp đó là triệu chứng nôn (39,1%) và chướng bụng (8,7%). Trong đó triệu chứng đau bụng và chướng bụng chủ yếu ở vị trí ruột non (96,3% và 50%). Có khoảng 13% trẻ không có triệu chứng và không có trường hợp nào sờ thấy khối ở bụng. Trung bình một trẻ có khoảng 1,35+-0,5 triệu chứng. Phần lớn nang ruột đôi xuất hiện ở vị trí hồi tràng và hồi manh tràng với tỉ lệ lần lượt là 45,7 và 43,5. Nghiên cứu cung cấp thêm về hình thái lâm sàng của nang ruột đôi – một trường hợp hiếm gặp.
26 Mối liên quan giữa bụi mịn PM2.5 và kết quả sinh con nhẹ cân đủ tháng tại thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thủy Lợi, Lê Trường Vĩnh Phúc, Trần Ngọc Đăng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 211-221 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình và mối liên quan bụi mịn PM2.5 và kết quả sinh con nhẹ cân tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) năm 2020. Tiếp xúc với ô nhiễm không khí xung quanh trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Theo các kết quả của nghiên cứu dịch tễ học còn cho thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí trước khi sinh và kết quả bất lợi, bao gồm: sinh non, nhẹ cân, mang thai và chậm phát triển phôi thai. Các chất ô nhiễm không khí có thể là một phần của một loạt các yếu tố phức tạp làm tăng nguy cơ sinh non hoặc nhẹ cân thông qua các quá trình liên quan đến viêm, oxy hóa, rối loạn nội tiết và suy giảm vận chuyển oxy qua nhau thai. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nồng độ PM2.5cao trong thai kỳ của bà mẹ là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân đủ tháng với OR là 1,01. Cần có những biện pháp giảm thiểu tác hại và ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại Tp. HCM.
27 Đánh giá kết quả phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp thể sau bằng kỹ thuật Koyanagi sử dụng thang điểm HOSE và bộ câu hỏi nhận thức dương vật trẻ em (PPPS) / Vũ Hồng Tuân, Nguyễn Việt Hoa, Đỗ Trường Thành // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 32-44 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp thể sau bằng kỹ thuật Koyanagi sử dụng thang điểm HOSE và bộ câu hỏi nhận thức dương vật trẻ em (PPPS). Lỗ tiểu lệch thấp (Hypospadias) là một dị tật bẩm sinh của dương vật, lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu gặp với tỉ lệ 1/300 trẻ trai sinh ra. Về độ thằng của dương vật sau mổ bố mẹ bệnh nhân đánh giá là trên mức điểm hài lòng. Các chỉ số chiều dài dương vật, lỗ niệu đạo, hình dạng qui đầu, da dương vật, hình dạng chung của dương vật đều đạt mức hài lòng. Áp dụng thang điểm HOSE và bộ câu hỏi PPPS làm sự đánh giá trở nên chi tiết, định lượng, khách quan hơn, từ đó có kế hoạch sữa chữa cho những trường hợp phẫu thuật thất bại.Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp thể sau bằng kỹ thuật Koyanagi sử dụng thang điểm HOSE và bộ câu hỏi nhận thức dương vật trẻ em (PPPS). Lỗ tiểu lệch thấp (Hypospadias) là một dị tật bẩm sinh của dương vật, lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu gặp với tỉ lệ 1/300 trẻ trai sinh ra. Về độ thằng của dương vật sau mổ bố mẹ bệnh nhân đánh giá là trên mức điểm hài lòng. Các chỉ số chiều dài dương vật, lỗ niệu đạo, hình dạng qui đầu, da dương vật, hình dạng chung của dương vật đều đạt mức hài lòng. Áp dụng thang điểm HOSE và bộ câu hỏi PPPS làm sự đánh giá trở nên chi tiết, định lượng, khách quan hơn, từ đó có kế hoạch sữa chữa cho những trường hợp phẫu thuật thất bại.
28 Đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ / Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Phan Việt Hưng, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 124-135 .- 610
Nhằm phân tích đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ. Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp của não bộ, thuật ngữ “phổ” chỉ sự đa dạng về triệu chứng và mức độ của rối loạn với tỷ lệ mắc khoảng 1%-2% dân số. Phụ huynh là người phát hiện đầu tiên qua 2 triệu chứng chậm nói và giảm tiếp xúc mắt chủ yếu ở giai đoạn 18-24 tháng, tuổi chẩn đoán trung bình là 31,7+-8,3 tháng, với 59,4% trẻ nặng. Nhóm trẻ <36 tháng khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội nhiều nhất, nhóm trẻ 48-72 tháng có hành vi, lời nói lặp đi lặp lại nhiều nhất và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm 36-48 tháng có điểm CARS cao nhất với 40,24+-8,08 và xu hướng giảm dần ở nhóm trẻ lớn hơn. Cần hướng dẫn phụ huynh nhận biết dấu hiệu giảm tiếp xúc mắt và chậm nói để phát hiện sớm rối loạn, nên sử dụng các triệu chứng đặt trưng theo nhóm tuổi để xây bộ câu hỏi sàng lọc sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
29 Xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời tiếng Việt cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi / Phạm Tiến Dũng, Cao Minh Thành, Nguyễn Văn Lợi // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 136-143 .- 610
Nghiên cứu xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời tiếng Việt cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Bảng thử từ 1 âm tiết gồm 10 nhóm, mỗi nhóm có 25 từ đơn tiết bao gồm 7 từ âm sắc thấp, 11 từ âm sắc trung, 7 từ âm sắc trung được xây dựng trên cơ sở từ có tần suất hiện cao, cân bằng về nguyên âm, phụ âm đầu. Bảng từ thử 2 âm tiết gồm 10 nhóm, mỗi nhóm có 10 từ 2 âm tiết bao gồm 3 từ có âm sắc thấp, 4 từ có âm sắc trung, 3 từ có âm sắc cao được xây dựng trên cơ sở từ 2 âm tiết có tần suất xuất hiện cao và 2 âm tiết trong 1 từ có nguyên âm cùng nhóm âm sắc. Bảng từ thử 1 âm tiết và 2 âm tiết có thể đưa vào thử nghiệm trên lâm sàng để khẳng định tính cân bằng, ổn định, tin cậy về mặt thính học qua đó làm cơ sở để áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.
30 Nồng độ NT-ProBNP huyết tương ở trẻ em khỏe mạnh / Ngô Anh Vinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 18-24 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định nồng độ NT-ProBNP huyết tương ở trẻ em khỏe mạnh. NT-ProBNP là peptid lợi niệu natri týp B có 76 acid amin được bài tiết chủ yếu từ cơ tâm thất và được đào thải chủ yếu qua thận. NT-ProBNP được phóng thích do sự gia tăng áp lực cũng như thể tích của buồng tim đặc biệt là tâm thất trái. Để đánh giá được sự biến đổi nồng độ NT-ProBNP trong các bệnh lý tim mạch ở trẻ em thì cần phải biết được sự thay đổi của chỉ số này trong các giai đoạn phát triển bình thường của trẻ. Kết quả cho thấy nồng độ NT-ProBNP ở trẻ em khỏe mạnh có tương quan nghịch so với tuổi và không phụ thuộc vào giới tính.